Cập nhật:  GMT+7

Hai quê hương, một mái nhà

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, trong khi miền Nam rơi vào tay đế quốc Mỹ. Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, phá hoại hiệp định, chia cắt đất nước, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự tại Đông Nam Á. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ và thanh niên miền Nam đã tập kết ra Bắc, trong đó có nhiều người con của quê hương Quảng Trị được phân công học tập, công tác tại Quảng Bình - một tỉnh giữ vị trí chiến lược, vừa là tiền tuyến miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa là hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam.

Hai quê hương, một mái nhà

Hội đồng hương thôn Nại Cửu, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, một thời sinh sống tại thôn Uẩn Nam, xã Liên Thủy, tổ chức gặp mặt năm 2021 - Ảnh: X.H

Dù cuộc sống mới nơi đất khách không ít khó khăn nhưng tình yêu đất nước, tinh thần cách mạng, đặc biệt là sự đùm bọc, sẻ chia của người dân Quảng Bình đã giúp họ nhanh chống hòa nhập, gắn bó sâu nặng với mảnh đất này. Không ít người trong số ấy đã nên duyên vợ chồng với các cô gái Quảng Bình. Những mối duyên ấy không chỉ riêng tư mà còn là biểu tượng của sự gắn bó son sắt giữa hai vùng quê từng bị chia cắt bởi chiến tranh nhưng lại được gắn kết bằng tình người.

Chị Nguyễn Thị Lan, sống ở thị xã Quảng Trị tâm sự, năm 1954, ba chị tập kết ra Bắc, được tổ chức phân công công tác ở Quảng Bình. Hơn 10 năm sau, ba chị nên duyên vợ chồng với một người phụ nữ ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và đã sinh hạ ra 5 người con. Được chính quyền và người dân thôn Dài, xã Hòa Trạch giúp đỡ, gia đình chị sớm ổn định cuộc sống. Các con được học hành đến nơi, đến chốn, sau này hầu hết đều làm việc trong cơ quan nhà nước.

Cùng chia sẻ về câu chuyện này, nhà báo Nguyễn Đức Điểu, nguyên cán bộ Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ, thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 8/1954, cùng với nhiều người dân thôn Nại Cửu, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, gia đình ông được chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Trị cho tập kết ra Bắc. Từ chiến khu Ba Lòng, sau hơn 10 ngày băng rừng lội suối, 8 thành viên trong gia đình dắt díu nhau đi bộ ra đến xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đôi chân ai cũng phồng rộp, rướm máu.

Thấy cảnh vật ở Lệ Thủy trù phú, làng xóm đông đúc, cây cối xanh tươi, nằm dọc bên đôi bờ sông Kiến Giang hiền hòa, trong mát, ba ông quyết định xin chính quyền địa phương tạm cư ở thôn Uẩn Áo, xã Liên Thủy để làm ăn, sinh sống, chờ hai năm sau tổng tuyển cử, đất nước hòa bình thống nhất lại đưa gia đình về quê hương bản quán. Không ai ngờ, sau hơn hai mươi năm ở lại miền Bắc, ước mơ trở về nơi chôn nhau cắt rốn của các thành viên trong gia đình mới trở thành hiện thực.

Thôn Uẩn Áo thân thương đã trở thành quê hương thứ hai đầy ắp những kỷ niệm vui buồn không bao giờ phai nhạt trong tâm tưởng các thành viên gia đình ông Điểu. Ra đi với hai bàn tay trắng, những ngày đầu sống trên đất khách, quê người gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng bù lại, gia đình ông nhận được những tình cảm ấm áp. Chính quyền và Nhân dân nơi đây hết lòng giúp đỡ bà con miền Nam tập kết. Người dân địa phương sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, cho bà con Quảng Trị ở nhờ, chia cả ruộng đất trâu bò để tăng gia sản xuất.

Xác định ở lại miền Bắc lâu dài, gia đình ông Điểu và bà con thôn Nại Cửu tập kết xin chính quyền địa phương cho lên vùng đất giáp giới giữa Uẩn Áo và thôn Mỹ Trạch, xã Mỹ Thủy (Quảng Bình) để khai hoang, dựng nhà ổn định cuộc sống. Đầu tiên, xóm mới chỉ có 6 ngôi nhà, sau đó ngày càng đông vui với 24 hộ, hơn 120 nhân khẩu.

Năm 1958, trong phong trào xây dựng hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở miền Bắc, thể theo nguyện vọng của bà con, chính quyền địa phương quyết định cho các gia đình miền Nam tập kết định cư ở thôn Uẩn Áo thành lập HTX nông nghiệp, lấy tên là HTX nông nghiệp Uẩn Nam. HTX được chính quyền cấp cho 20 ha đất, mấy con trâu bò và một ít nông cụ.

Ngày khai trương HTX, mọi người vui như hội, “trống giong, cờ mở”, mổ heo làm tiệc ăn mừng. Gần 18 năm tồn tại, HTX nông nghiệp Uẩn Nam đã trở thành ngôi nhà chung, đem lại cơm no, áo ấm cho những người dân thôn Nại Cửu tập kết.

Tuy quy mô nhỏ nhưng năm nào HTX cũng hoàn thành vượt mức các nghĩa vụ đối với nhà nước, đóng góp nhiều lúa gạo để góp phần cùng miền Bắc chi viện cho quân và dân miền Nam đánh giặc. Ngoài nghề chính là làm nông, HTX nông nghiệp Uẩn Nam còn xây dựng lò ấp vịt, cung cấp con giống cho Nhân dân xã Liên Thủy và một số vùng lân cận phát triển chăn nuôi.

Hơn 21 năm sống tại Quảng Bình, bà con xã viên HTX Uẩn Nam đã để lại dấu ấn đẹp về tinh thần lao động, đoàn kết và ý chí vươn lên. Họ hăng hái lao động, sản xuất, xây dựng HTX vững mạnh, tham gia hàng nghìn ngày công làm thủy lợi, đắp đê chống lũ, làm đường, lấp hố bom. Con cái của các gia đình được chăm sóc, nuôi dạy và cho học hành chu đáo.

Nhiều thanh niên thôn Uẩn Nam đã tốt nghiệp trung học phổ thông, tiếp tục theo học để phục vụ sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước. Nhiều người trưởng thành, làm hiệu trưởng, tổng giám đốc doanh nghiệp lớn, cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, Liên đoàn Lao động tỉnh... Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, hầu hết các gia đình thôn Nại Cửu định cư ở Uẩn Áo trở về quê hương nhưng quê hương mới Uẩn Áo, HTX nông nghiệp Uẩn Nam mãi trong ký ức họ.

Tiếp chuyện chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hòa, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su SGS kể, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, cha ông - ông Nguyễn Chiu tập kết ra Bắc và định cư tại thôn Uẩn Áo, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy. Tại đây, ông gặp bà Nguyễn Thị Tả và nên duyên vợ chồng. Năm 1956, ông Hòa chào đời.

Giai đoạn ấy, gia đình ông gặp nhiều khó khăn nhưng được bà con lối xóm cưu mang, yêu thương. Như bao đứa trẻ nơi đây, ông được đến trường học hành tử tế. Năm 1977, cha ông đưa cả gia đình về quê cũ tại thôn Nại Cửu, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong. Sau này, những người từng sống ở thôn Uẩn Áo lập hội đồng hương để giữ gìn tình cảm, gắn bó, giúp đỡ nhau như người một nhà.

Anh Dương Tiến Dũng, xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình chia sẻ, anh từng đi nhiều nơi trong tỉnh, nghe kể nhiều câu chuyện cảm động về thanh niên Quảng Trị tập kết ra và ở lại Quảng Bình. Họ để lại ấn tượng sâu sắc về tinh thần vượt khó, hy sinh vì quê hương trong thời chiến.

Gia đình anh Dũng cũng có nhiều người thân là dì, dượng và các em từng sống ở Quảng Bình. Dù đã trở về Quảng Trị sau hòa bình nhưng hằng năm, họ vẫn thăm viếng, vun đắp tình cảm, gắn kết bền chặt giữa hai quê hương, hai gia đình đầm ấm, vẹn nguyên như ngày nào.

Nguyễn Vinh

Tin liên quan:
  • Hai quê hương, một mái nhà
    Hương vị quê nhà

    Thật lạ, tôi xa quê đã lâu nhưng hương vị món ăn quê nhà luôn đằm sâu trong ký ức. Những món ăn quê in dấu sự tảo tần, mộc mạc, thoảng mùi khói đốt đồng, đượm tình người, hương đất luôn vương vấn tuổi thơ tôi cho đến tận bây giờ.

  • Hai quê hương, một mái nhà
    Ước mơ một mái nhà

    Ở tuổi 65, bà Lê Thị Nồng, trú tại thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, vẫn luôn ước mong có một ngôi nhà riêng để che mưa, che nắng và không phải tủi thân vì suốt đời sống nhờ, ở đậu. Thế nhưng, điều ước đó dường như quá xa vời bởi bà Nồng không có đôi mắt sáng và đang đối diện với rất nhiều khó khăn.

  • Hai quê hương, một mái nhà
    Khi “đất lạ hóa quê hương”

    Tuy không sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị nhưng nhiều người đã chọn mảnh đất này để sinh sống, lập nghiệp. Với họ, Quảng Trị chính là nơi “đất lạ hóa quê hương”. Duyên nợ, ân tình với miền quê đầy nắng gió khiến họ thêm động lực để gắn bó, cống hiến nhiều hơn nữa cho Nhân dân, góp phần đưa Quảng Trị ngày càng phát triển.


Nguyễn Vinh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trao gần 265 triệu đồng cho nữ sinh mồ côi

Trao gần 265 triệu đồng cho nữ sinh mồ côi
2025-07-06 09:34:00

QTO - Đại diện báo Dân trí cùng đại diện chính quyền phường Đồng Sơn, Quảng Trị vừa trao số tiền gần 265 triệu đồng cho em Lê Nữ Khánh Linh (SN 2007), ở tổ...

Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch

Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch
2025-07-06 05:45:00

QTO - Sinh sống lâu đời ở địa phương, song đến nay người dân nhiều làng quê vùng trũng của các xã Mỹ Thủy, Vĩnh Định vẫn chưa có nguồn nước đảm bảo để sinh...

Để gia đình là mái ấm yêu thương

Để gia đình là mái ấm yêu thương
2025-06-14 05:45:00

QTO - Thời gian qua, công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) được các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh quan tâm triển khai thực hiện...

Nâng cao chất lượng sống từ thôn thông minh

Nâng cao chất lượng sống từ thôn thông minh
2025-06-14 05:30:00

QTO - Để tiếp tục xây dựng nông thôn mới (NTM) hiệu quả, thực chất và bền vững, không ít địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên nguồn lực, có...

Vượt nắng mưu sinh

Vượt nắng mưu sinh
2025-06-14 05:20:00

QTO - Quảng Trị những ngày tháng Sáu, trời như đổ lửa. Cái nắng gay gắt đặc trưng của miền Trung thổi bùng lên không khí oi bức, ngột ngạt, khiến mọi sinh...

Chú trọng chăm sóc sức khỏe học sinh

Chú trọng chăm sóc sức khỏe học sinh
2025-06-13 05:35:00

QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai đồng bộ và hiệu quả nhiều giải pháp tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các cơ sở giáo...

POWERED BY
Việt Long