Cập nhật:  GMT+7

Ước mơ một mái nhà

Ở tuổi 65, bà Lê Thị Nồng, trú tại thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, vẫn luôn ước mong có một ngôi nhà riêng để che mưa, che nắng và không phải tủi thân vì suốt đời sống nhờ, ở đậu. Thế nhưng, điều ước đó dường như quá xa vời bởi bà Nồng không có đôi mắt sáng và đang đối diện với rất nhiều khó khăn.

Ước mơ một mái nhà

Vượt qua khiếm khuyết bản thân, bà Lê Thị Nồng vẫn hằng ngày nỗ lực kiếm cái ăn, cái mặc - Ảnh: T.L

Gặp bà Nồng tại xưởng sản xuất của Hội Người mù huyện Gio Linh, ấn tượng đầu tiên là hình ảnh một người phụ nữ nhỏ bé, ốm yếu. Từ nhỏ đến giờ, cân nặng của bà hiếm khi vượt ngưỡng 30 kg. Chính những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đã kéo giảm sức khỏe của bà. Hiện nay, dù mái tóc đã chuyển bạc, bà Nồng vẫn đang đối diện với cảnh ăn bữa nay, lo bữa mai.

Chuyện trò với phóng viên, bà Nồng chia sẻ, nếu không bị tai nạn bom mìn trên đường đi sơ tán ra Tân Kỳ để tránh những đau thương, mất mát của chiến tranh, chắc số phận mình đã khác. Năm đó, bà chỉ mới 4 tuổi. Trong lúc cùng bà ngoại hòa mình vào đoàn người sơ tán, một quả bom dội xuống khiến bà Nồng bị hất ra xa. Bấy giờ, ai cũng nghĩ cô bé nhỏ xíu ấy sẽ mãi nằm lại trên con đường sơ tán. Thế nhưng, bà đã bình phục một cách kỳ diệu. Vụ tai nạn bom mìn khiến một phần gương mặt bà Nồng bị biến dạng. Đôi mắt bà ngày một mờ dần.

Lớn lên với vết thương do chiến tranh gây ra, bà Nồng gặp rất nhiều khó khăn. Vì đôi mắt gần như không nhìn thấy gì, bà phải gác lại giấc mơ đèn sách. Bà xin đi làm mướn nhưng không ai thuê vì cơ thể bà chỉ như một đứa trẻ. Bà không làm được những công việc nặng nhọc. Mỗi khi trái gió, trở trời, vết thương chiến tranh và căn bệnh tuổi già lại khiến bà Nồng luôn nằm trên giường bệnh.

Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã trở thành rào cản khiến bà Nồng không thể đến được với ai. Hiện tại, bà đang sống dựa vào người dì và em trai ở thôn Cẩm Phổ. Biết mình trở thành gánh nặng của người khác, nhiều lúc bà Nồng cảm thấy rất phiền lòng. Từ ngày trở thành hội viên Hội Người mù huyện Gio Linh, nỗi đau ấy vơi bớt phần nào. Bà Nồng được tập huấn, đào tạo và biết đến nghề làm hương, tăm tre, chổi đót... Tuy thu nhập có được từ sự nỗ lực của bản thân khá ít ỏi nhưng bà rất mừng vui, quý trọng.

Theo dòng trò chuyện, bà Nồng nói, mấy năm nay, bà rất mừng khi được làm quen với những người đồng cảnh và có một công việc để làm. Thế nhưng, niềm vui đó chưa tròn bởi những lo toan, bộn bề vẫn còn chất chồng ngoài kia. Hiện tại, sức khỏe bà Nồng ngày càng xuống dốc. Ngay những công việc nhẹ nhàng hằng ngày vẫn trở nên nặng nhọc đối với bà. Nói về ước mơ của mình, bà Nồng mong có một ngôi nhà riêng để không phải âu lo mỗi lúc mưa gió, bão bùng và không còn tủi thân vì cả cuộc đời phải sống nhờ, sống tạm. Hằng ngày, bà có thể gắng sức, chắt chiu, dành dụm lo chuyện cơm ăn, áo mặc. Thế nhưng, với sức mình, bà khó có thể xây dựng được căn nhà ước mơ.

Tây Long

Mọi sự ủng hộ bà Lê Thị Nồng xin gửi đến Báo Quảng Trị, 311 Hùng Vương - thành phố Đông Hà (ĐT: 0919001317) hoặc chuyển vào tài khoản: Báo Quảng Trị, số TK: 0771000000456 tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị hoặc gửi trực tiếp về các gia đình theo địa chỉ: Bà Lê Thị Nồng, trú tại thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.


Tây Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thông điệp hòa bình trong lễ khai giảng

Thông điệp hòa bình trong lễ khai giảng
2024-09-06 05:50:00

QTO - Mong muốn để lại dấu ấn đẹp trong lòng học sinh, hằng năm, cán bộ, giáo viên Trường Liên cấp Hội nhập Quốc tế iSchool Quảng Trị dành nhiều thời gian,...

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển lao động

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển lao động
2024-09-06 05:35:00

QTO - Thị trường lao động từ đầu năm 2024 đến nay đã khởi sắc trở lại khi nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển thêm người lao động (NLĐ) để đáp ứng...

Thời tiết