{title}
{publish}
{head}
Đến các xã nông thôn mới (NTM) hôm nay, cảm nhận chung của chúng tôi là sự thay đổi diện mạo các vùng nông thôn một cách rõ nét. Ở đó, các địa phương không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện mà những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và địa phương được giữ gìn, phát huy, góp phần xây dựng những vùng nông thôn hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Khu dân cư Cao Việt, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong phát động mô hình “Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang” - Ảnh: UBNDTP
Năm 2011, Triệu Phước là xã đầu tiên được huyện Triệu Phong công nhận xã đạt chuẩn văn hóa NTM, đến năm 2015 xã Triệu Phước là 1 trong 4 xã đầu tiên của huyện Triệu Phong được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Xác định NTM là một chương trình có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, do vậy, với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Triệu Phước, đến năm 2023, địa phương đã về đích chương trình xây dựng NTM nâng cao.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Triệu Phước Nguyễn Văn Thanh khẳng định: “Hơn 1 thập kỷ địa phương triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn xã Triệu Phước đã có sự đổi thay lớn với cơ sở hạ tầng từng bước hoàn thiện, cuộc sống của người dân được nâng lên rõ nét. Dẫu vậy, nét văn hóa quê hương vẫn được lưu giữ, phát huy.
Theo đó, bản sắc văn hóa trong xây dựng NTM được người dân thể hiện rõ qua việc tuân thủ, tôn trọng quy ước khu dân cư văn hóa. Cùng với đó, người dân còn hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao. Việc tổ chức đám cưới, đám tang được thực hiện phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của địa phương, đảm bảo tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức.
Xã Triệu Phước được huyện Triệu Phong đánh giá thực hiện tốt nhất cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, lễ hội. Các hoạt động văn hóa, thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, chất lượng không ngừng được nâng cao, hình thức ngày càng phong phú, đa dạng, phát triển sâu rộng trong quần chúng nhân dân, thu hút người dân tham gia, hưởng ứng.
Các lễ hội văn hóa được địa phương chú trọng giữ gìn và phát huy, từ đó góp phần xây dựng NTM theo hướng hiện đại nhưng vẫn giàu bản sắc văn hóa. Hiện xã có 6 thôn với 13 làng đều có nhà văn hóa; 6/6 thôn được công nhận đơn vị văn hóa”.
Trong quá trình thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM, các địa phương đã triển khai thực hiện các phong trào, cuộc vận động như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM”; xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”...
Quá trình xây dựng NTM đã tạo ra động lực và môi trường thuận lợi cho việc phục hồi, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, qua đó tạo nên bản sắc trong quá trình xây dựng NTM ở từng địa phương. Thời gian qua, để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa trong xây dựng NTM, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức hoạt động của trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng làng, bản.
Đồng thời, luôn quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy nét đặc sắc văn hóa của địa phương; tuyên truyền về xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong giai đoạn mở cửa hội nhập. Hướng dẫn các địa phương quy hoạch quỹ đất dành cho các thiết chế văn hóa, thể thao trên cơ sở các quy hoạch đã phê duyệt.
Đưa các tiêu chí văn hóa, khuyến học vào nội dung của hương ước, quy ước các làng, bản. Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Thực hiện việc phục dựng và phát triển các làn điệu dân ca, các lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số như: lễ hội Arieuping, lễ hội mừng lúa mới...
Với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở đã từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng NTM. Cùng với đó, tỉnh cũng đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong tổ chức xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.
Tiếp tục có chính sách đầu tư, nâng cấp các nhà văn hóa, khu thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp gắn với nghiên cứu đưa các nội dung bảo tồn văn hoá, văn nghệ dân gian vào các hoạt động của nhà văn hóa để thu hút người dân tham gia.
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 95% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 96,8% làng, bản, khu phố đạt chuẩn văn hóa; 98/125 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn, đạt 78,4%; 772/800 làng, bản, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao, đạt 96,5%; trong đó, 454/772 thôn, làng, bản, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao đạt chuẩn, đạt 58,8%.
Thông qua phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, nhiều nét đẹp trong văn hóa lao động, sản xuất đã hình thành. Các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng phát triển. Các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp được khơi dậy và gìn giữ, phát huy; tình làng nghĩa xóm được thắt chặt hơn; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được thực hiện tốt hơn. Các di tích lịch sử văn hóa cách mạng được đầu tư, tu bổ, tôn tạo, các giá trị văn hóa truyền thống của các địa phương được lưu giữ.
Mục tiêu xuyên suốt trong chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Do đó, để phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng NTM, các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về tầm quan trọng, sự cần thiết của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa gắn với xây dựng NTM trong tình hình mới.
Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp. Tiếp tục giữ vững vai trò của văn hóa trong đời sống tinh thần của Nhân dân, xem đây là chìa khóa quan trọng để giải quyết các vấn đề KT-XH tại địa phương.
Thanh Lê
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - Song song với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, những năm qua, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 337 đóng tại huyện Hướng Hóa luôn tích cực...
QTO - Trên con đường học tập, em Trần Nhật Linh (sinh năm 2002), trú tại Khu phố 1, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từng đứng trước nhiều...
QTO - Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, kể từ ngày lập lại tỉnh 1/7/1989 đến nay, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị đã không ngừng...
QTO - Nhiệm kỳ qua, Chi đoàn Báo Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, làm sáng đẹp thêm hình ảnh những nhà báo trẻ tuổi năng...
QTO - Sau 9 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc bổ sung chủ tịch UBND cấp xã vào thành viên Ban đại diện hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng...
QTO - Nhà bà Nguyễn Thị Tính nằm cuối con hẻm chật hẹp, ngoằn ngoèo ở Khu phố 3, Phường 1, TP. Đông Hà. Bà Tính thường ví cuộc đời thiếu suôn sẻ, gần như...
Thư ngỏ chung tay thực hiện Chương trình “Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường”
QTO - Từ một thị xã nhỏ nơi ngã ba Đường 9, tiêu điều bước ra khỏi cuộc chiến tranh vào năm 1972, sau một chặng đường nỗ lực dựng xây và phát triển, đến...
QTO - Việc già làng, trưởng bản, cán bộ người dân tộc thiểu số gương mẫu đi đầu xây dựng bản làng trở thành “điểm sáng” văn hóa cộng đồng dân cư trong cả...
QTO - Tỉnh Quảng Trị đang tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình. Trong không khí náo nức này, hồi ức về ngày hòa bình vào cuối tháng 4 năm 1975 như trở lại trong tôi,...