{title}
{publish}
{head}
Song song với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, những năm qua, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 337 đóng tại huyện Hướng Hóa luôn tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương xây dựng nhiều mô hình giúp Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, cuộc sống của hàng ngàn hộ gia đình khó khăn ở miền Tây Quảng Trị đã được cải thiện, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh.
“Điểm tựa” để Nhân dân vùng khó vươn lên
Đoàn KT-QP 337 được giao nhiệm vụ thực hiện Dự án Khu KT-QP Khe Sanh gồm 13 xã đặc biệt khó khăn thuộc 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa. Những năm qua, đơn vị đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, tích cực phối hợp với địa phương triển khai nhiều giải pháp, hướng trọng tâm vào giúp Nhân dân xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng địa bàn ổn định về chính trị, KT-XH phát triển, QP-AN vững mạnh.
Cán bộ Đoàn KT-QP 337 giới thiệu mô hình trồng cây thanh long cho người dân xã Hướng Phùng đến tham quan, học tập -Ảnh: L.T
Phó đội trưởng Đội sản xuất 9, Trung đoàn 52, Đoàn KT-QP 337, Trung tá Hoàng Ngọc Quý cho biết, từ Dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đã xây dựng các kế hoạch, hướng dẫn để triển khai thực hiện. Qua khảo sát, lấy ý kiến từ cấp ủy, chính quyền các địa phương đã lựa chọn xây dựng các mô hình phù hợp với điều kiện, tập quán của người dân.
Tiêu biểu, trong những năm qua, đoàn đã phối hợp xây dựng 6 mô hình trồng cây ăn quả, cà phê, dong riềng, trồng lúa nước, nuôi bò, lợn, dê sinh sản... với sự tham gia của gần 2.000 hộ dân. Tổ chức 33 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho trên 2.120 lượt người; hướng dẫn, vận động Nhân dân xây dựng 1.150 chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường và trồng cỏ cung cấp thức ăn tại chỗ; cấp phát cây, con giống và dụng cụ sản xuất cho 1.928 hộ dân của 13 xã vùng dự án...
Đến nay, các mô hình đã có tổng đàn bò, dê là 2.187 con; mô hình trồng lúa nước, dong riềng triển khai tại địa bàn 8 xã của 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông với 472 hộ gia đình thực hiện đang phát triển tốt và cho hiệu quả bước đầu với năng suất bình quân từ 250-290 kg/sào.
“Nhằm quản lý, phát huy hiệu quả dự án, đơn vị đã thành lập các tổ, nhóm do cán bộ, nhân viên các đội sản xuất trực tiếp đến từng hộ gia đình kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các hộ dân cam kết chăm sóc, phát triển các mô hình nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị để xóa đói giảm nghèo”, Trung tá Quý thông tin thêm.
Tham gia mô hình chăn nuôi dê từ năm 2018, với cặp dê giống trị giá 6 triệu đồng do Đoàn KT-QP 337 hỗ trợ ban đầu, đến nay, đàn dê của gia đình anh Hồ Ma ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa đã phát triển nhanh chóng.
“Thời điểm đó, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, may mắn được các chú bộ đội Đoàn 337 tặng cho cặp dê, rồi trực tiếp về tận nơi để hướng dẫn cách chăm sóc, trồng thêm cỏ voi để làm thức ăn, nên đến nay, vợ chồng tôi đã phát triển thành đàn dê thường xuyên có 35 con, cao điểm lên đến 55 con.
Để đảm bảo sinh kế ổn định bền vững cho gia đình, hiện tôi đã xây dựng một gia trại cách xa khu vực dân cư theo hướng nuôi dê thả, kết hợp thức ăn bổ sung bằng cách trồng cỏ voi. Nhờ vậy, hiện nay gia đình tôi đã thoát nghèo và có nguồn thu nhập ổn định từ 30 - 40 triệu đồng/năm, đã xây được nhà, sắm xe máy, cho con ăn học. Gia đình rất biết ơn các chú bộ đội Đoàn 337”, anh Ma phấn khởi chia sẻ.
Quan tâm công tác an sinh xã hội, xây dựng hạ tầng vùng núi
Để giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, các đơn vị thuộc Đoàn KT-QP 337 đã chủ động phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương lồng ghép nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch, bố trí lại dân cư gắn với nhiệm vụ QP-AN.
Đến nay, đơn vị đã bàn giao cho các địa phương đưa vào sử dụng hiệu quả 3 cụm dân cư tập trung, 51 công trình về điện, đường giao thông, hệ thống nước sinh hoạt, thủy lợi,... với kinh phí thực hiện trên 195 tỉ đồng.
Từ năm 2000 đến nay, từ các nguồn vốn hỗ trợ của các cấp, ngành và hỗ trợ ngày công của cán bộ, chiến sĩ, Đoàn KT-QP 337 đã phối hợp thực hiện tốt việc quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại trên 680 hộ gia đình ổn định cuộc sống; xây dựng 9 khu vực dân cư tập trung có quy mô từ 10 - 34 hộ dân...
Đoàn KT-QP 337 còn thường xuyên quan tâm thực hiện các hoạt động an sinh xã hội hướng về cộng đồng. Hằng năm nhận đỡ đầu từ 18-20 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với mức trợ cấp từ 4,5-5 triệu đồng/hộ để mua cây, con giống, phân bón, dụng cụ sản xuất...
Tổ chức hơn 50 đợt giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh, xây dựng nông thôn mới; khám, tư vấn, cấp phát thuốc miễn phí cho 1.365 lượt người dân; phối hợp địa phương, các nhà trường nhận nuôi 8 cháu và hỗ trợ nuôi 23 cháu học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Năm 2023, đơn vị trao hàng trăm suất quà cho học sinh với kinh phí trên 361 triệu đồng; Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em đến trường” của đơn vị đã nhận nuôi dưỡng, hỗ trợ 58 cháu với tổng số tiền hơn 518 triệu đồng...
Đoàn trưởng Đoàn KT-QP 337, Đại tá Uông Đình Tân cho biết, thực hiện chức năng của “đội quân công tác”, Đảng ủy, chỉ huy đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác dân vận, nhất là quan tâm công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ở các xã vùng khó.
Bằng việc xây dựng quy chế hoạt động phối hợp, tổ chức giao ban định kỳ để nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nên phần lớn các chương trình, dự án, mô hình do đoàn triển khai đã mang lại kết quả khả quan và nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương. Nhờ đó, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN khu vực đóng quân.
Lê Trường
QTO - Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, rất nhiều người thông báo trên các trang mạng xã hội về kế hoạch sản xuất và cung ứng món ăn truyền thống như: giò...
QTO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 151/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 151) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an...
QTO - Trên con đường học tập, em Trần Nhật Linh (sinh năm 2002), trú tại Khu phố 1, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từng đứng trước nhiều...
QTO - Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, kể từ ngày lập lại tỉnh 1/7/1989 đến nay, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị đã không ngừng...
QTO - Nhiệm kỳ qua, Chi đoàn Báo Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, làm sáng đẹp thêm hình ảnh những nhà báo trẻ tuổi năng...
QTO - Sau 9 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc bổ sung chủ tịch UBND cấp xã vào thành viên Ban đại diện hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng...
QTO - Nhà bà Nguyễn Thị Tính nằm cuối con hẻm chật hẹp, ngoằn ngoèo ở Khu phố 3, Phường 1, TP. Đông Hà. Bà Tính thường ví cuộc đời thiếu suôn sẻ, gần như...
Thư ngỏ chung tay thực hiện Chương trình “Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường”
QTO - Từ một thị xã nhỏ nơi ngã ba Đường 9, tiêu điều bước ra khỏi cuộc chiến tranh vào năm 1972, sau một chặng đường nỗ lực dựng xây và phát triển, đến...
QTO - Việc già làng, trưởng bản, cán bộ người dân tộc thiểu số gương mẫu đi đầu xây dựng bản làng trở thành “điểm sáng” văn hóa cộng đồng dân cư trong cả...
QTO - Tỉnh Quảng Trị đang tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình. Trong không khí náo nức này, hồi ức về ngày hòa bình vào cuối tháng 4 năm 1975 như trở lại trong tôi,...
QTO - Trường phổ thông đã triển khai nhiều mô hình trường học khác nhau. Có mô hình duy trì và phát triển, có mô hình sau đó biến mất. Liệu có mô hình...