{title}
{publish}
{head}
Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi quan trọng này, giảm ngập lụt cho vùng hạ du, Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị đang triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu quả.
Hệ thống đập tràn cần được gia cố, bảo vệ -Ảnh: M.T
Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị có nhiệm vụ quản lý, khai thác 15 công trình hồ chứa với tổng dung tích là 185,91 triệu m3 và 2 đập dâng phục vụ tưới cho trên 30.000 ha diện tích lúa và hoa màu, chiếm 60% diện tích tưới tiêu từ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì công tác đảm bảo an toàn công trình nói chung, đặc biệt là đảm bảo an toàn hồ đập và cho người dân vùng hạ du là nhiệm vụ trọng tâm của công ty. Hằng năm bước vào mùa mưa bão, công ty đã xây dựng các phương án phòng chống lụt bão (PCLB) sát thực tế, cụ thể từng hệ thống công trình và đặc điểm của từng địa phương.
Kiểm kê vật tư PCTT dự phòng ở các công trình hồ chứa, lập kế hoạch bổ sung tập kết đầy đủ vật tư, vật liệu tại các đầu mối hồ đập và tại các vị trí xung yếu của công trình trước mùa lụt bão. Kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt từ văn phòng công ty đến các cơ sở.
Kiện toàn ban chỉ huy phòng chống thiên tai từ công ty đến các cụm, tổ, phân công trách nhiệm cụ thể cho tất cả các thành viên ban chỉ huy PCTT; thống nhất phương án phối hợp với chính quyền địa phương trong việc huy động lực lượng ứng cứu và di dời dân vùng sau đập khi công trình có sự cố.
Phân công trực ban, trực bảo vệ, quản lý vận hành và cập nhật diễn biễn biến mưa lũ 24/24; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định. Quá trình vận hành các công trình hồ, đập, điều tiết xả lũ đúng quy trình vận hành đã được duyệt. Trước khi mở tràn điều tiết lũ, đã kịp thời thông báo đến các địa phương về thời gian xả, lưu lượng xả qua tràn của các hồ chứa, để địa phương chủ động phòng tránh.
Các phương tiện thiết bị máy móc cơ điện như cửa van tràn xả lũ, hệ thống thông tin liên lạc, canô, xuồng máy các loại được kiểm tra và cho vận hành hoạt động thử trước mùa mưa lũ. Các hệ thống công trình ngăn mặn, giữ ngọt, thoát lũ như An Tiêm, Việt Yên, Vĩnh Phước, Châu Thị, Bến Tám, Mai Xá, Xuân Hòa...chủ động thoát lũ. Công tác trực chỉ huy đã được duy trì, mạng lưới thông tin liên lạc đã kết nối thông suốt giữa công ty với cấp trên và công ty với cơ sở để cập nhật diễn biến tình hình mưa lũ và xử lý nhanh chóng, chính xác, hiệu quả những sự cố có thể xảy ra đối với từng công trình thủy lợi.
Kiểm tra tình trạng đập Châu Thị -Ảnh: M.T
Đối với các hồ chứa, đập dâng, sau khi kết thúc tưới vụ hè thu, công ty tiến hành đóng cống áp lực (bao gồm cửa điều tiết và cửa sự cố) để đảm bảo an toàn cho công trình khi có mưa lũ lớn. Các đầu mối công trình trạm bơm, sau khi kết thúc tưới vụ hè thu phải kéo động cơ lên sàn chống lũ, cắt hệ thống điện vào nhà máy, phân công công nhân trạm bơm trực bảo vệ công trình.
Đối với hệ thống kênh mương, sau khi kết thúc tưới vụ hè thu, mở 1/2 các cống lấy nước trên kênh và mở các cống xả lũ. Kiểm tra thông cửa vào, ra các cống tiêu dưới kênh tưới, đảm bảo thoát lũ nhanh.
Đối với các tràn xả lũ có cửa van sẽ tổ chức vận hành theo quy trình đã được lập. Các hồ chứa điều tiết để giữ mực nước hồ ở ngưỡng an toàn. Tuân thủ quy trình vận hành xả lũ cho các hệ thống công trình trên cơ sở xem xét các yếu tố diễn biến thời tiết, kinh nghiệm quản lý qua các năm để từ đó đưa ra quyết định xả lũ đúng thời điểm không gây ngập sâu cho vùng hạ du, đồng thời đảm bảo tích nước đủ dung tích phục vụ sản xuất.
Khi có mưa bão xảy ra, nếu mực nước hồ ở mức báo động I đến báo động III, tất cả các lực lượng của công ty phải có mặt ngay tại vị trí được phân công để triển khai nhiệm vụ. Khi mực nước ở mức báo động III, lực lượng hộ đê vào vị trí, chuẩn bị nhân lực, vật lực để ứng phó.
Khi mực nước vượt báo động III trở lên, hoặc công trình có sự cố, lực lượng hộ đê và lực lượng có nhiệm vụ liên quan có mặt tại khu vực tập kết để sẵn sàng triển khai ứng cứu. Phối hợp chỉ huy thông suốt, phát huy sức mạnh tại chỗ đối với lực lượng ứng cứu của các xã, HTX, địa phương...
Lên phương án chi tiết công tác di dân khi công trình thủy lợi có thể gặp sự cố. Người dân sinh sống sau đập thuộc hệ thống Kinh Môn, Hà Thượng, Trúc Kinh, Khe Mây, Ái Tử, Nghĩa Hy, La Ngà, Bảo Đài... đều đã được chuẩn bị nơi cao ráo, an toàn, có điều kiện sinh hoạt cơ bản để sơ tán trong những ngày mưa lũ...
Công ty tổ chức kiểm tra toàn diện thực trạng các công trình hồ chứa. Lập đồ án, dự toán sửa chữa tất cả các sự cố hư hỏng. Tổ chức vận hành tất cả các máy móc, thiết bị cơ điện...Tổ chức tập huấn xử lý các sự cố hư hỏng công trình. Tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, đập dâng trên cơ sở thường xuyên kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật công trình.
Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị Lê Văn Trường cho biết: “Đơn vị đã yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố có các công trình hồ, đập thủy lợi sớm đề ra quy định tín hiệu, có phương án sơ tán dân ở vùng thấp khi các công trình hồ chứa, đập dâng có sự cố về nguy cơ vỡ hồ, đập. Đề nghị các xã nằm trong vùng ngập sâu, vùng bị lũ quét như: Gio Quang, Gio Mai, Gio Thành, Gio Mỹ, Gio Châu, Trung Sơn, Trung Hải tổ chức tập huấn lại nhằm ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Các nỗ lực trên nhằm đảm bảo an toàn các hồ đập và triển khai các phương án PCLB một cách hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do bão lũ gây ra. Hiện nay có 8 hồ, đập được xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp gồm: hồ Triệu Thượng 1, Triệu Thượng 2, Đá Mài, Tân Kim, Trúc Kinh, Hà Thượng, Kinh Môn, La Ngà.”
“Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, việc bảo đảm an toàn hồ đập, công trình thủy lợi không chỉ là tu sửa, nâng cấp mà còn tăng cường giám sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ, từ đó có các giải pháp điều tiết lượng nước trong hồ hợp lý, bảo đảm an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ”. Ông Trường cho biết thêm.
Minh Tuấn
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 104 cây cầu xuống cấp. Đây là thực trạng đáng lo ngại trong đảm bảo an toàn, thông suốt giao thông phục vụ phát...
QTO - Ngày 15/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc công nhận huyện Triệu Phong đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Nhằm tiếp tục củng cố, duy...
QTO - Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự là một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất, Do...
QTO - Quảng Trị là một trong những tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung hằng năm phải chịu tác động và thiệt hại lớn từ bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu,...
QTO - Nhiều năm qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Trị cùng các sở, ngành, cơ quan chức năng liên quan đã triển khai các dự án trồng rừng ngập mặn nhằm...
QTO - Bảo vệ môi trường hệ sinh thái, đa dạng sinh học, giảm nguy cơ cháy rừng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích canh tác...
QTO - Những mô hình chăn nuôi hiệu quả, những ngôi nhà khang trang mọc lên tại rẻo vùng cao Đakrông là minh chứng sống động cho sự vươn lên thoát nghèo của...
QTO - Ban Quản lý Bảo trì giao thông (QLBTGT) trực thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị được giao quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường,...
QTO - Xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018. Tuy nhiên, căn cứ theo Quyết định số 1738, ngày 4/7/2022 của...
QTO - Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn...