Cập nhật:  GMT+7

Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng

Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở Malaysia, anh Hồ Văn Thông (40 tuổi), ở thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã trở về quê và quyết tâm lập nghiệp làm giàu với mô hình này. Sau gần 1 năm bắt tay thực hiện, đến nay mô hình trồng rau thủy canh của anh Thông đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và có nhiều triển vọng.

Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng

Anh Thông giới thiệu về một loại rau thủy canh trong mô hình của mình - Ảnh: Đ.V

Trong khu đất rộng rãi ở thôn Đơn Quế, từ đầu năm 2024, anh Thông đã đầu tư khoảng 150 triệu đồng xây dựng vườn rau khép kín ban đầu với diện tích khoảng 300 m2. Khu vườn rau gồm có nhà màng, hệ thống ống máng trồng rau thủy canh, các máy mô tơ điện phục vụ tưới tiêu tự động... Sau một thời gian tạo lập, mô hình trồng rau thủy canh của anh Thông đã bước đầu sản xuất ổn định.

Những dãy rau tươi tốt với nhiều chủng loại tạo nên một màu xanh mướt đầy sức sống ở vùng quê thuần nông này. Anh Thông cho biết, với nhiều kinh nghiệm, kiến thức học hỏi được trong quá trình gắn bó với công việc trồng rau thủy canh trong một nông trại lớn, hiện đại ở Malaysia, anh đã tự xây dựng được khu vườn trồng rau của mình một cách dễ dàng.

“Sau nhiều năm lao động ở nước ngoài, tôi đã quyết định về quê lập nghiệp với mô hình trồng rau thủy canh. Khởi đầu mô hình đã có hiệu quả nên giúp tôi tự tin để tiếp tục phát triển”, anh Thông nói.

Khác biệt với trồng rau truyền thống, anh Thông trồng rau theo công nghệ Israel với phương pháp thủy canh hồi lưu (hay còn gọi là thủy canh động). Mô hình trồng rau này được thiết kế với hệ thống thùng chứa và các ống thủy canh. Dinh dưỡng thủy canh sẽ được bơm đều từ thùng chứa dung dịch đi khắp các ống cung cấp cho rau phát triển, phần dư còn lại sẽ được luân chuyển về thùng chứa ban đầu.

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, hiện nay, anh Thông trồng một số loại rau phổ biến như: cải Hàn Quốc, cải thìa, cải ngồng, cải ngọt, cải cay, xà lách và một số loại rau gia vị. Quy trình trồng rau hoàn toàn khép kín và khoảng 1 tháng thì thu hoạch. Rau được trồng theo phương pháp thủy canh đảm bảo sạch vì không dùng thuốc bảo vệ thực vật, rất ít sâu.

Anh Thông cho biết, đến nay, anh đã xuất bán được 6 lứa rau, mỗi lứa sau khi trừ các chi phí thì có lãi từ 4 - 5,5 triệu đồng. Rau thủy canh trồng trong nhà màng gần như không phụ thuộc vào thời tiết, có thể trồng được quanh năm. Vườn rau của anh Thông được trồng gối lứa nên rau có bán liên tục. Thị trường đầu ra hiện nay ổn định, rau tiêu thụ khá tốt.

“Nhu cầu tiêu thụ rau thủy canh còn khá lớn, nhất là tại các bếp ăn tập thể, các trường học, dịch vụ ẩm thực... Tôi dự định thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng quy mô lên gấp đôi, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, do yêu cầu chi phí đầu tư hệ thống nhà màng, trang thiết bị khá lớn nên tôi mong muốn được “tiếp sức” về nguồn vốn”, anh Thông chia sẻ.

Cùng tham quan mô hình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Quế Nguyễn Văn Hòa đánh giá đây là một mô hình mới và có nhiều triển vọng tại địa phương. “Mô hình rau thủy canh của anh Thông được đầu tư bài bản, anh lại có nhiều kiến thức, kinh nghiệm canh tác nên sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng.

Mừng hơn nữa là đầu ra của rau thủy canh từ mô hình này ổn định, giá bán sản phẩm hợp lý, dần được người tiêu dùng ưa chuộng. Chúng tôi mong muốn thời gian tới đây, các ban, ngành, hội nông dân cấp trên quan tâm tạo điều kiện về nguồn vốn ưu đãi để giúp mô hình mở rộng quy mô và phát triển bền vững hơn nữa”, ông Hòa nói.

Hiếu Giang

Tin liên quan:
  • Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng
    Triển vọng từ mô hình trồng cây dược liệu dây thìa canh

    Từ nhu cầu sử dụng cây dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tăng cao trong thời gian qua, Cơ sở sản xuất và kinh doanh cao dược liệu Minh Nhi, thôn Định Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, đưa vào trồng thử nghiệm cây dây thìa canh ở vùng Cùa. Loại cây dược liệu này mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra triển vọng phát triển thêm loại cây dược liệu mới, góp phần xây dựng Cam Lộ trở thành trung tâm cây dược liệu của tỉnh.

  • Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng
    Mô hình mới về nuôi cá chình bông và trồng rau thủy canh trong hệ aquaponics ở ...

    Ở Quảng Trị, cá chình không phải là đối tượng nuôi mới, nhưng đầu tư ứng dụng công nghệ cao nuôi cá chình bông và trồng rau thủy canh trong hệ aquaponics khép kín là hình thức, quy trình nuôi hoàn toàn mới. Mô hình quy mô đầu tiên được thử nghiệm vào tháng 12/2021 tại hộ anh Tạ Quang Hưng, thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh. Mô hình đã nhận được sự hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật, nguồn vốn từ huyện Vĩnh Linh với định hướng xây dựng nên phương thức nuôi trồng thủy sản chất lượng cao tại địa phương.

  • Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng
    Triển vọng từ mô hình trồng cam ở xã Hướng Tân

    Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa đã quyết định đưa giống cây mới vào sản xuất và đem lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, gia đình anh Hồ Thiện Nhân và chị Hồ Thị Hoài Nhân ở thôn Của là điển hình khi quyết định phá bỏ diện tích cà phê già cỗi sang trồng cam Vinh, bước đầu mang lại nguồn thu nhập khá.


Hiếu Giang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn
2024-12-19 15:24:00

QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...

Hiệu quả những công trình ngăn mặn

Hiệu quả những công trình ngăn mặn
2024-11-04 13:45:00

QTO - Quảng Trị là một trong những tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung hằng năm phải chịu tác động và thiệt hại lớn từ bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu,...

Hiệu quả từ trồng rừng FSC

Hiệu quả từ trồng rừng FSC
2024-11-04 10:50:00

QTO - Bảo vệ môi trường hệ sinh thái, đa dạng sinh học, giảm nguy cơ cháy rừng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích canh tác...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long