Cập nhật:  GMT+7

Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm sẽ đảm bảo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh

Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm sẽ đảm bảo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố dự thảo Thông tư quy định về quản lý dạy thêm, học thêm để xin ý kiến góp ý đến ngày 22/10/2024. Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo với những quy định mới sẽ “bật đèn xanh”, tạo cơ chế thông thoáng hơn cho việc dạy thêm, học thêm. Phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở GD&ĐT LÊ THỊ HƯƠNG để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Điểm mới tạo cơ chế “thoáng” cho dạy thêm, học thêm

- Thưa bà! Dạy thêm, học thêm vốn xuất phát từ nhu cầu thực tế của học sinh, cũng là mong muốn chính đáng của giáo viên nhằm cải thiện thu nhập bằng kiến thức và kỹ năng sư phạm của mình. Đề nghị bà cho biết ngành GD&ĐT đã quản lý việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh thời gian qua như thế nào?

- Thời gian qua, thực hiện Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, ngành GD&ĐT Quảng Trị đã quán triệt nghiêm túc đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên thuộc biên chế cơ sở giáo dục việc thực hiện Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 21/1/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm (những điều còn hiệu lực). Sở cũng đã ban hành Công văn số 2260/ SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 16/11/2020 về việc hướng dẫn thực hiện công tác quản lý dạy thêm, học thêm.

Theo đó, thủ trưởng các cơ sở giáo dục tổ chức cho giáo viên ký cam kết không tổ chức dạy thêm, học thêm tại nhà hoặc tham gia dạy tại các địa điểm chưa được cấp phép; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) chính khóa. Đồng thời, có hình thức nhắc nhở, kỷ luật phù hợp đối với giáo viên vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm và chịu trách nhiệm nếu để giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý vi phạm quy định.

Đối với các cơ sở dạy thêm, học thêm, chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký; chú ý đảm bảo các điều kiện về không gian lớp học, phòng cháy chữa cháy và thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành. Song song với đó, ngành kiểm duyệt nội dung, chương trình dạy học, tuyệt đối không để tình trạng giáo viên tại cơ sở dạy trước chương trình GDPT chính khóa; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra các trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

Phòng GD&ĐT tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý. Có biện pháp chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trực thuộc trong việc quản lý hoạt động DTHT của giáo viên, chấm dứt tình trạng giáo viên tự ý tổ chức dạy thêm, học thêm tràn lan, thiếu quản lý, đặc biệt ở các khu vực huyện, thị xã, thành phố.

- Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Thông tư quy định về quản lý dạy thêm, học thêm để xin ý kiến góp ý đến ngày 22/10/2024. Bà có thể cho biết những điểm mới của dự thảo này so với quy định hiện hành là gì?

-So với quy định hiện hành, dự thảo thông tư có 5 điểm mới, bao gồm: quy định liên quan đến dạy thêm đối với học sinh tiểu học; quy trình tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường; mức thu tiền học thêm trong nhà trường; mức trần tổng thời lượng dạy học, bao gồm học thêm trong nhà trường; việc dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh mình đang dạy chính khóa.

Cụ thể, dự thảo thông tư mới quy định rõ, không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các trường đã tổ chức dạy 2 buổi/ ngày. Giáo viên đề xuất dạy thêm, học thêm chỉ cần nêu rõ lý do; mục tiêu; nội dung, thời lượng... trong tổ chuyên môn để lấy ý kiến, đi đến thống nhất.

Căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn, hiệu trưởng họp với ban lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện ban phụ huynh để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch. Ngoài ra, sau khi công khai kế hoạch dạy thêm, học thêm, nhà trường cho học sinh tự nguyện đăng ký, rồi xếp lớp, phân công giáo viên giảng dạy.

Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm sẽ đảm bảo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh

Một buổi dạy thêm được tổ chức tại Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà - Ảnh: T.P

Dự thảo thông tư mới quy định mức thu tiền học thêm trong nhà trường được thực hiện theo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh theo quy định. Ngoài ra, quy định tổng thời lượng dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường và dạy thêm, học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học; không quá 42 tiết/ tuần đối với cấp THCS; không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT.

Giáo viên công lập dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mình đang dạy chính khóa không cần xin phép hiệu trưởng. Tuy nhiên phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học thêm.

Quy định chặt chẽ hơn về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

- Dự thảo lần này có quy định rõ về dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

- Dự thảo thông tư mới mang lại những cải tiến rõ rệt trong việc quy định hoạt động dạy thêm, học thêm. Việc yêu cầu công khai thông tin, đặc biệt là về các môn học, thời gian, địa điểm và mức thu tiền học thêm, giúp nâng cao tính minh bạch và công bằng trong quá trình tổ chức dạy thêm. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của học sinh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh trong việc lựa chọn dịch vụ phù hợp.

Có thể thấy, dự thảo quy định mới đề cao việc đảm bảo sức khoẻ, tâm lý của học sinh bằng cách quy định rõ thời gian và thời lượng dạy thêm không được vượt quá quy định, cũng như không tổ chức dạy thêm trong nhà trường đối với các trường học đã tổ chức dạy học hai buổi/ngày.

Điều này giúp ngăn chặn việc học sinh bị áp lực học tập quá mức và đảm bảo môi trường học tập lành mạnh. Hơn nữa, việc quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trong dự thảo thông tư này sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng, đồng thời làm giảm tình trạng dạy thêm không chính thức, giúp các cơ sở dạy thêm hoạt động theo quy định và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Cấm những hiện tượng tiêu cực, không cấm nhu cầu có thực, chính đáng của người dạy, người học là tinh thần của Bộ GD&ĐT khi xây dựng thông tư này. Vậy để làm được điều đó, ngành phải triển khai các giải pháp gì, thưa bà?

- Sau khi thông tư mới quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, ngành GD&ĐT Quảng Trị sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện nghiêm các quy định tại thông tư.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần hiểu rằng, chương trình GDPT 2018 được thiết kế nhằm hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Theo đó, kiến thức mới chỉ là điều kiện cần, là nguyên liệu và phải được vận dụng, thực hành mới trở thành năng lực của học sinh. Việc đăng ký học thêm quá nhiều hoàn toàn không cần thiết và các con cũng không đủ sức để học. Điều quan trọng nhất là phải có thời gian để học sinh lĩnh hội được khối lượng kiến thức, phát triển được năng lực.

Việc cho con học nhiều, không tiếp thu được kiến thức vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa phản tác dụng. Bộ GD&ĐT ra quy định về việc dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo việc này nếu có diễn ra thì phải được thực hiện minh bạch, tự nguyện, chứ không khuyến khích học sinh đi học thêm. Vì vậy, phụ huynh cần xem xét con mình có hứng thú, sở trường về lĩnh vực gì, chứ không thể thích mọi thứ, mọi môn.

- Xin cảm ơn bà!

Trúc Phương (thực hiện)

Tin liên quan:
  • Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm sẽ đảm bảo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh
    Nỗ lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

    Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa phê duyệt sách giáo khoa (SGK) lớp 3, lớp 7 và lớp 10 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 áp dụng trong các cơ sở GDPT từ năm học 2022 - 2023. Đây là năm học thứ ba, ngành giáo dục và đào tạo triển khai chương trình mới. Hiện nay, đã có 48 SGK lớp 3; 40 SGK lớp 7; 44 SGK lớp 10 với đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục được Bộ GD&ĐT phê duyệt làm căn cứ để các địa phương lựa chọn sử dụng trong các nhà trường từ năm học tới.

  • Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm sẽ đảm bảo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh
    Sáng tạo, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo trong năm học ...

    Năm học mới 2022-2023, cùng với việc tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục hiện hành, ngành giáo dục và đào tạo lần đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10 và tiếp tục cho các lớp 1, 2, 3, 6, 7. Dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị LÊ THỊ HƯƠNG về kế hoạch dạy, học trong năm học mới.

  • Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm sẽ đảm bảo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh
    Mang yêu thương đến với học sinh vùng khó

    Sau 3 tháng nghỉ hè, gần 30 nghìn học sinh của 63 trường học ở huyện Hướng Hóa đã bước vào năm học mới 2023-2024 với niềm phấn khởi khi cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa khang trang hơn; điều kiện ăn ở, sinh hoạt và học tập ngày càng tốt hơn. Cùng với sự chăm lo, dành nguồn lực đầu tư của tỉnh, huyện, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Hướng Hóa đã làm tốt công tác kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hảo tâm tiếp sức thêm cho học sinh vùng khó, để mỗi ngày đến trường của các em thực sự là một ngày vui.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Giúp người nghèo an cư ở huyện Đakrông

Giúp người nghèo an cư ở huyện Đakrông
2024-10-04 05:40:00

QTO - Những năm qua, huyện Đakrông tích cực phối hợp, triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng, sửa chữa cho hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình
2024-10-03 05:45:00

QTO - Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH khẳng định: Gia đình là tế bào của xã hội,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long