{title}
{publish}
{head}
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024. Theo đó, chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm nay (được triển khai từ ngày 1 - 30/6) là “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”.
Tháng hành động vì trẻ em năm nay hướng tới mục đích: Truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Tập trung nội dung chỉ đạo ưu tiên nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em. Vận động xã hội thực hiện phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”, hỗ trợ mỗi xã có một công trình dành cho trẻ em được xây dựng hoặc nâng cấp; mỗi đoàn viên, hội viên của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có một hành động thiết thực vì trẻ em.
Rất nhiều hoạt động cụ thể được triển khai trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, trong đó có việc chung tay bảo vệ trẻ em trước tình trạng bạo lực gia đình, học đường, xâm hại tình dục và đuối nước.
Theo Cục Trẻ em, năm 2023, Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 323.615 cuộc gọi đến (giảm 44.829 cuộc so với năm 2022) và tiếp nhận 1.313 lượt thông báo qua ứng dụng app và Zalo.
Cục đã hỗ trợ, can thiệp 688 trường hợp trẻ em bị bạo lực, chiếm 55,89% trong tổng số trường hợp hỗ trợ, can thiệp, trong đó có những trường hợp trẻ em bị bạo lực ở mức độ rất nghiêm trọng. Tỉ lệ trẻ em bị bạo lực trong gia đình giảm so với năm 2022, tuy nhiên vẫn lên tới 67,71% (giảm 9,22% so với năm 2022).
Trong số đó, không ít trẻ bị bạo hành nhiều lần, có sự chứng kiến của người xung quanh nhưng lại không quyết liệt lên tiếng, can thiệp, thông báo cho cơ quan chức năng. Nhiều vụ bạo hành thương tâm xảy ra đối với trẻ đều được người dân phát hiện dấu hiệu bất thường trước đó nhưng khi hậu quả xảy ra mới chia sẻ với người thân của nạn nhân hoặc những người xung quanh.
Tại Quảng Trị, những năm gần đây tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, đuối nước trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp. Theo thống kê từ năm 2021 đến năm 2023, có 16 trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục chiếm 68,75% (11 vụ), bạo lực 4 vụ (giết người 3 vụ; cố ý gây thương tích 1 vụ), các hình thức gây tổn hại khác 1 vụ.
Tuy nhiên, các con số trên chỉ là “phần nổi của tảng băng”, bởi lẽ số trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trên thực tế có thể nhiều hơn nhưng chưa được phát hiện hoặc gia đình nạn nhân không muốn tố giác.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số em nhỏ sống trong môi trường mất an toàn, nguy cơ bị bạo lực, xâm hại có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Không chỉ trẻ em gái mà trẻ em trai cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân và đối tượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, không những người lạ mà cả người quen, người thân.
Về đuối nước, mặc dù công tác phòng chống được thực hiện thường xuyên nhưng năm nào cũng xảy ra những vụ trẻ em đuối nước thật thương tâm. Tính riêng trong tháng 4/2024 đã xảy ra 2 trường hợp trẻ đuối nước, trong đó có trường hợp bị đuối nước tại bể bơi công cộng.
Theo Giám đốc Sở LĐ, TB&XH Quảng Trị Lê Nguyên Hồng, công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh thời gian qua tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng vẫn gặp không ít khó khăn. Các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đông; trẻ em bị tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích, tình trạng đuối nước, bạo lực học đường, xâm hại tình dục...vẫn còn diễn ra.
Đây cũng là thực trạng chung về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên cả nước. Sự an toàn của trẻ em chưa được đảm bảo, nạn bạo hành, xâm hại tình dục, tai nạn thương tích vẫn còn diễn biến phức tạp.
Với mục tiêu xây dựng môi trường gia đình, nhà trường, xã hội an toàn, lành mạnh, kịp thời có các biện pháp hỗ trợ, can thiệp khi trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, mới đây, Sở LĐ, TB &XH Quảng Trị phối hợp với Cục Trẻ em và tổ chức Plan tại Quảng Trị tổ chức hội nghị tập huấn tăng cường năng lực hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.
Tại lớp tập huấn, học viên trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một vai giả định trong quy trình can thiệp hỗ trợ nạn nhân. Điều này giúp những người làm công tác trẻ em, nhất là ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã không gặp phải khó khăn, lúng túng trong việc phối hợp can thiệp, hỗ trợ, chuyển tuyến nếu địa phương có xảy ra vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
Để tạo ra môi trường xã hội không chấp nhận bất kỳ hành vi bạo lực nào đối với trẻ em, thì không chỉ riêng trong tháng hành động vì trẻ em, mà việc bảo vệ trẻ bằng những hành động thiết thực phải được triển khai thường xuyên. Điều này đòi hỏi gia đình, nhà trường, cộng đồng phải chung tay để có những hành động thiết thực, quyết liệt hơn nhằm xây dựng một môi trường an toàn, hạnh phúc cho trẻ.
Chỉ trong môi trường đó, trẻ em mới có cơ hội phát triển toàn diện và phát huy năng lực sáng tạo của mình. Để làm được điều này, các cơ quan liên quan cần đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong việc ngăn chặn tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
Ba mẹ và người chăm sóc trẻ cần nhận biết sớm các dấu hiệu xâm hại hoặc bạo lực đối với con em mình để can thiệp kịp thời. Kiềm chế nóng giận của bản thân để tránh chính mình gây ra bạo lực tinh thần và thể chất đối với con trẻ, như giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, tránh trừng phạt, đánh đập, dùng lời lẽ xúc phạm trẻ.
Chính quyền địa phương ưu tiên tập trung mọi nguồn lực để chăm lo cho trẻ, xem đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Cần kích hoạt các hệ thống phản ánh trực tiếp vụ việc có dấu hiệu bạo lực trong và ngoài gia đình. Đồng thời áp dụng chế tài xử phạt đủ mạnh để răn đe các đối tượng có hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em và các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong xử lý thông tin về các vụ việc liên quan tới bạo hành, xâm hại trẻ em.
Hoài Nam
QTO - “...Không, em là lãnh đạo rồi, em không làm những việc cụ thể... cái này phải có cán bộ trình lên em em mới ký, em bây giờ lãnh đạo mà đi làm cái thủ...
QTO - Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Đây...
QTO - Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị “về chuẩn mực đạo...
QTO - Sau một năm quyết tâm thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, với nỗ lực của các cấp, ngành trong toàn...
QTO - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin là cơ hội để truyền thông lan tỏa nhưng không ít cá nhân lợi dụng vấn đề này để tung tin thất thiệt....
QTO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen các “người hùng” đã dũng cảm đập tường cứu người trong đám cháy tang thương vào rạng sáng ngày...
QTO - Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động trí óc, có trình độ học vấn cao, chuyên môn sâu, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, giàu lòng yêu nước, có...
QTO - Hiện nay, hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường được nhiều trường học trong cả nước tổ chức. Hoạt động này được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)...
QTO - Ngay trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm nay với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong...
QTO - Công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh có vai trò quan trọng. Đây là hoạt động không thể thiếu ở các trường phổ thông nhằm...
QTO - Trong buổi làm việc với chúng tôi mới đây về công tác cải cách hành chính, ông Hoàng Hải Hà, Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện Hải Lăng luôn...
QTO - Liên tiếp nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra thời gian gần đây trên cả nước gây lo ngại trong Nhân dân. Điển hình ngày 30/4, tại tỉnh Đồng Nai xảy ra...