{title}
{publish}
{head}
Để nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của đô thị trung tâm tỉnh lỵ phát triển.
Trồng hoa mang lại thu nhập khá cho nhiều nông dân ở phường Đông Giang, thành phố Đông Hà - Ảnh: V.H
Thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Đông Hà cho biết, năm 2024, tổng diện tích canh tác lúa của Đông Hà đạt 1.863,9 ha, tăng 13 ha so với kế hoạch; cơ cấu giống lúa đưa vào sản xuất ngày càng phù hợp với điều kiện địa phương, trong đó các giống lúa chất lượng cao như: HN6, HG12, Hà Phát 3, Thiên Ưu 8, Bắc Thơm 7, VNR20... đạt trên 85% diện tích.
Các mô hình cánh đồng lớn với diện tích 70 ha; mô hình canh tác lúa an toàn có liên kết tiêu thụ sản phẩm với giống lúa ADI30 diện tích 20 ha tại Hợp tác xã Đông Thanh được duy trì, mang lại hiệu quả trên nhiều mặt. Tuy diện tích lúa không biến động nhưng năng suất và sản lượng đều tăng so với năm 2023 với năng suất đạt 56,8 tạ/ha, sản lượng 10.587,6 tấn. Nhờ giá lúa khá cao nên nông dân đạt lợi nhuận khá.
Diện tích nuôi thủy sản của Đông Hà là 114,6 ha, trong đó nuôi tôm nước lợ 60,41 ha, nuôi cá khoảng 54,2 ha. Nông dân Đông Hà đã tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi ghép tôm - cá dìa; duy trì, phát triển mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng, mô hình cá - lúa, cá - sen, cá - vịt đẻ, cá lồng bè; ngoài nuôi tôm 2 giai đoạn, đã phát triển thêm 1 mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại phường Đông Lương với mức đầu tư trên 2 tỉ đồng. Trong năm, sản lượng tôm ước đạt khoảng 200 tấn; sản lượng cá đạt trên 300 tấn, tổng giá trị khoảng 500 tỉ đồng. Đối với chăn nuôi đã tập trung phát triển các con nuôi chủ lực, có lợi thế.
Diện tích gieo trồng cây thực phẩm rau màu và hoa các loại 298,3 ha, tăng 8,4 ha và bằng 102,9% so với năm 2023, trong đó chủ yếu là rau các loại 225,6 ha. Chất lượng rau được chú trọng, chủng loại khá phong phú như: cải các loại, xà lách, hành hoa, cần tây, ngò rí, dưa leo, mướp đắng, măng tây, bầu bí... Năm nay, nhờ giá cả và thị trường tiêu thụ thuận lợi nên người trồng rau, nhất là ở các vùng canh tác tập trung, canh tác rau VietGAP có thu nhập khá tốt.
Diện tích trồng hoa, cây cảnh các loại khoảng 8 ha. Để phục vụ cho thị trường hoa tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngoài các loại hoa truyền thống như cúc pha lê, cúc đại đóa, cúc mâm xôi, thược dược, dạ yến thảo, mai yến thảo, bát tiên, mắt nai, đồng tiền..., nhiều nông dân đã đưa vào canh tác một số giống hoa mới.
Ông Hoàng Hữu Khiêm, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng hoa An Lạc, phường Đông Giang cho biết: “Để phục vụ thị trường tết Ất Tỵ, từ cuối 6 âm lịch, các thành viên trong tổ đã triển khai trồng hoa tết. Cũng như mọi năm, năm nay gia đình tôi trồng khoảng 1.000 chậu hoa, chủ yếu là hoa cúc để cung ứng cho thị trường. Thuận lợi trong sản xuất năm nay là hạ tầng được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, thời tiết thuận lợi, sâu bệnh chưa có diễn biến phức tạp. Dự kiến, trong dịp tết Ất Tỵ, làng hoa An Lạc sẽ cung ứng khoảng 50.000 chậu hoa các loại phục vụ nhu cầu người tiêu dùng”...
Sản xuất nông nghiệp của Đông Hà vẫn gặp một số khó khăn, hạn chế. Nhất là diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh trên vật nuôi, đặc biệt là dịch bệnh trên tôm nuôi ; giá cả vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Các hợp tác xã, tổ hợp tác, người sản xuất thiếu sự hợp tác, liên kết, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Việc thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp gặp nhiều khó khăn...
Năm 2025, Đông Hà đề ra chỉ tiêu diện tích gieo trồng lúa 1.800 ha, năng suất bình quân 50,6 tạ/ha; gieo trồng cây thực phẩm, rau màu khoảng 280 ha, sản lượng 3.000 tấn; trồng hoa, cây cảnh các loại khoảng 7 ha; nuôi tôm 55 ha, cá nước ngọt 54,2 ha, sản lượng 300 tấn. Giá trị trên một đơn vị canh tác ước đạt 110 triệu đồng/ha. Để đạt được chỉ tiêu này, thành phố xác định 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.
Đây cũng là năm Đông Hà sẽ đánh giá kết quả thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Đông Hà đến năm 2025 được ban hành vào tháng 2/2021. Mục tiêu trọng tâm của đề án là quy hoạch ổn định các vùng sản xuất, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, hữu cơ, coi trọng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông sản. Gắn sản xuất nông nghiệp với xây dựng mỹ quan đô thị, du lịch trải nghiệm. Phấn đấu giá trị trên 1 ha canh tác đến năm 2025 đạt khoảng 100 - 110 triệu đồng...
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đông Hà Nguyễn Sỹ Trong, để thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Đông Hà đến năm 2025, thành phố đã tập trung rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung. Huy động hiệu quả các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng và các điều kiện phục vụ sản xuất.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng các mô hình mới, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vị trí, vai trò của nông nghiệp đô thị và vận động nông dân tích cực thực hiện. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã.
Thực hiện một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp đô thị như hỗ trợ về vật tư nông nghiệp và chuyển giao khoa học công nghệ, hạ tầng cơ sở, thiết bị sản xuất; xây dựng chuỗi giá trị, kết nối từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, ưu tiên cho cây trồng, con nuôi có lợi thế, có hiệu quả kinh tế.
Vũ Hoàng
QTO - Những năm gần đây, sự phát triển của ứng dụng internet, phương thức thanh toán và giải pháp vận chuyển toàn cầu tạo thuận lợi cho thương mại điện tử...
QTO - Trong bối cảnh nhiều hành vi trốn thuế, gian lận thuế xảy ra ngày càng tinh vi, các cơ quan chức năng đang tăng cường rà soát, kiểm tra và xử lý...
QTO - Được đầu tư quy mô, hiện đại, Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Đông Hà là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm riêng có, thú vị cho người dân và du...
QTO - Sau gần 6 tháng triển khai, mô hình nuôi cá nâu do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện dự kiến sẽ cho thu hoạch hơn 4,3 tấn cá nâu thương phẩm, trừ...
QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...
QTO - Những năm gần đây, KT - XH của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi từng bước phát triển. Tuy vậy, đây vẫn là vùng khó khăn so...
QTO - Khởi nghiệp bằng những mô hình sinh kế không chỉ giúp người khởi nghiệp có thêm thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa...
QTO - Thành phố xanh quốc tế (OPCC) là chương trình do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) thực hiện nhằm động viên và phổ biến các hành động ứng...
QTO - Đakrông là huyện miền núi có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn nhưng với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, địa phương...
QTO - Trước thực trạng một số nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền, nhiều năm nay người Vân Kiều, Pa Kô ở dưới chân dãy Trường Sơn đã tìm mọi...
QTO - Nghề dệt thổ cẩm ở xã A Bung, huyện Đakrông có truyền thống lâu đời. Những tấm vải thổ cẩm đủ màu sắc, hoa văn tinh xảo được làm ra từ những đôi bàn...
QTO - Nhờ có lợi thế về đất đỏ ba dan màu mỡ và khí hậu ôn hòa nên huyện Hướng Hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng chủ lực. Vì thế,...