{title}
{publish}
{head}
Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở thành một đô thị trẻ với những khởi sắc tươi mới. Đặc biệt, sau 5 năm sáp nhập đơn vị hành chính xã Vĩnh Tân vào, sự phát triển KT-XH của thị trấn Cửa Tùng càng thêm vững chắc.
Một góc thị trấn Cửa Tùng hôm nay - Ảnh: Đ.V
Thị trấn Cửa Tùng được thành lập năm 2009 trên cơ sở diện tích, dân số xã Vĩnh Quang và một phần của xã Vĩnh Thạch. Đến năm 2019, tiếp tục sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số xã Vĩnh Tân vào thị trấn Cửa Tùng. Trải qua 15 năm nỗ lực phấn đấu với sự đoàn kết, quyết tâm vượt khó, sáng tạo, Đảng bộ và Nhân dân thị trấn đã dựng xây nên một đô thị giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Đông huyện Vĩnh Linh.
Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, sự tham gia của toàn thể Nhân dân, những năm qua, thị trấn Cửa Tùng đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực.
Bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng KT-XH được xây dựng từng bước hiện đại. Địa phương đã tận dụng và khai thác hiệu quả thế mạnh kinh tế biển. Hiện thị trấn có đội tàu 364 chiếc với tổng công suất hàng nghìn CV, ngư trường đánh bắt trước đây chủ yếu ở vùng lộng thì nay đã mở rộng khai thác ra xa bờ. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng bình quân đạt từ 1.300 - 1.500 tấn/năm; chế biến thủy sản đạt bình quân từ 2.000 - 2.500 tấn/năm.
Thị trấn cũng đã khai thác tốt thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, đến nay đã phát triển được 150 ha cao su, 147 ha hồ tiêu và hàng trăm hecta đất trồng lúa; hằng năm thu hoạch được 300 tấn mủ cao su, 250 tấn hạt tiêu khô và trên 500 tấn lương thực có hạt. Hiện địa phương có tổng đàn gia súc gần 9.000 con; gia cầm trên 100.000 con. Kinh tế biển và nông nghiệp đã giải quyết việc làm cho 25% dân số của thị trấn.
Bên cạnh chú trọng phát triển kinh tế, phong trào xây dựng cộng đồng thân thiện, đoàn kết, hợp tác giúp nhau xóa đói giảm nghèo được chính quyền và Nhân dân địa phương quan tâm thực hiện. Từ năm 2019 đến nay, người dân đã được hỗ trợ 13 mô hình khuyến công các cấp với tổng số tiền 600 triệu đồng.
Nhờ vậy, nhiều hộ vươn lên trở thành hộ khá, hộ giàu; tỉ lệ hộ nghèo từ 2,9% năm 2019 giảm xuống có 1,79% vào cuối năm 2023. Được thiên nhiên ưu đãi về mặt cảnh quan và có một vị trí đắc địa, thị trấn Cửa Tùng có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ, du lịch biển. Hiện nay, bãi tắm Cửa Tùng đang được đầu tư xây dựng lại, tại đây hiện có khoảng 100 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, tắm biển, trong đó có một số nhà hàng, khách sạn phục vụ cho khách du lịch.
Thương mại - dịch vụ và du lịch chiếm 50% cơ cấu kinh tế của thị trấn, mang lại thu nhập khoảng 300 tỉ đồng/năm. Hệ thống đường giao thông toàn thị trấn hiện đã được hoàn thiện đồng bộ, khang trang với 95% tuyến đường liên xã, khu dân cư, ngõ phố được bê tông hóa, nhựa hóa, có điện chiếu sáng, có cây xanh, cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Từ năm 2020 đến nay, thị trấn huy động được nguồn kinh phí trên 138 tỉ đồng (ngân sách nhà nước và Nhân dân đóng góp) để thực hiện chương trình xây dựng đô thị văn minh.
Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Tùng Nguyễn Quang Hưng chia sẻ: “Từ một xã thuần nông, ngư 15 năm trước, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã chuyển dịch sang phát triển mạnh ngành nghề, thương mại, dịch vụ du lịch với tỉ lệ cao, chiếm trên 50%. Bên cạnh đó, thị trấn còn chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đến nay, trên địa bàn có trên 35 nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ, phục vụ du lịch và một nhà máy chế biến hải sản có quy mô lớn, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt trên 58 triệu đồng, cao gấp hơn 2 lần so với khi mới thành lập thị trấn.
Đến năm 2024 này, thị trấn đã được UBND huyện công nhận đạt tiêu chí đô thị văn minh. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu để đưa thị trấn Cửa Tùng đạt được những bước phát triển mới, toàn diện hơn nữa trong thời gian tới, để xứng đáng với bề dày truyền thống của quê hương”.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Cửa Tùng Lê Văn Quang cho biết: Trong thời gian tới, Đảng ủy tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tập trung huy động hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng gắn với việc chỉnh trang đô thị.
Tích cực phát huy tiềm năng, thế mạnh về kinh tế để phát triển lĩnh vực nông, ngư nghiệp và các ngành nghề, thương mại dịch vụ, du lịch, xuất khẩu lao động nhằm tăng thu nhập của người dân. Phấn đấu đến cuối năm 2025, thị trấn Cửa Tùng đạt đô thị loại 5 và xây dựng đô thị thông minh trong chặng đường tiếp theo.
Đức Việt
QTO - Những năm gần đây, sự phát triển của ứng dụng internet, phương thức thanh toán và giải pháp vận chuyển toàn cầu tạo thuận lợi cho thương mại điện tử...
QTO - Trong bối cảnh nhiều hành vi trốn thuế, gian lận thuế xảy ra ngày càng tinh vi, các cơ quan chức năng đang tăng cường rà soát, kiểm tra và xử lý...
QTO - Những năm gần đây, KT - XH của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi từng bước phát triển. Tuy vậy, đây vẫn là vùng khó khăn so...
QTO - Khởi nghiệp bằng những mô hình sinh kế không chỉ giúp người khởi nghiệp có thêm thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa...
QTO - Thành phố xanh quốc tế (OPCC) là chương trình do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) thực hiện nhằm động viên và phổ biến các hành động ứng...
QTO - Đakrông là huyện miền núi có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn nhưng với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, địa phương...
QTO - Trước thực trạng một số nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền, nhiều năm nay người Vân Kiều, Pa Kô ở dưới chân dãy Trường Sơn đã tìm mọi...
QTO - Nghề dệt thổ cẩm ở xã A Bung, huyện Đakrông có truyền thống lâu đời. Những tấm vải thổ cẩm đủ màu sắc, hoa văn tinh xảo được làm ra từ những đôi bàn...
QTO - Nhờ có lợi thế về đất đỏ ba dan màu mỡ và khí hậu ôn hòa nên huyện Hướng Hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng chủ lực. Vì thế,...
QTO - Thời gian qua, hạ tầng giao thông các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ đã được đầu tư khá đồng bộ nhưng do quá trình sử dụng đã khá lâu nên xuống...
QTO - Ngay từ đầu năm 2024, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong tập trung chỉ đạo các địa phương chủđộng triển khai phương án sản xuất nên hiệu quả mang...
QTO - Bình quân mỗi năm, qua nhiều kênh phân phối, hơn 200.000 tấn nông sản được sản xuất trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông được tiêu...