Cập nhật:  GMT+7

Chuyển đổi số để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng khó khăn

Để triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025 (chương trình), Ban Dân tộc tỉnh đã có nhiều giải pháp chuyển đổi số trong thời gian tới.

Chuyển đổi số để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng khó khăn

Người dân huyện Đakrông làm quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt -Ảnh: S.H

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Lệ Hà cho biết, mục tiêu được xác định là đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện hiệu quả chương trình trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổng hợp, báo cáo, truyền thông và giám sát, đánh giá chương trình; thông qua hoạt động chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc nói chung và hiệu quả thực hiện chương trình nói riêng, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ và người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi về hoạt động chuyển đổi số...

Do đó, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư trên cơ sở kế thừa, phát triển các nền tảng, hạ tầng sẵn có để phục vụ công tác chuyển đổi số; đảm bảo hoạt động quản lý, triển khai chương trình được thông suốt, an toàn dữ liệu và an ninh mạng; đổi mới công tác truyền thông, hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về khoa học - kỹ thuật, kinh tế - xã hội, môi trường và hoạt động kinh tế của người dân.

Tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa người dân với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan triển khai chương trình thông qua các phương thức thông minh, thuận tiện để nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong thực hiện chương trình; nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và khả năng ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức của ngành dân tộc cũng như người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu 100% cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh được triển khai hệ thống thông tin báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình được liên thông, kết nối với hệ thống quản lý chương trình cấp trung ương. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin họp trực tuyến để phục vụ ban chỉ đạo chương trình từ cấp tỉnh đến cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

Thiết lập cổng thông tin điện tử chương trình, trong đó quản lý toàn bộ nội dung liên quan đến các thông tin quản lý chung về chương trình, bao gồm nội dung, địa bàn triển khai, hệ thống các cơ quan quản lý, chỉ đạo, thực hiện chương trình, hệ thống các báo cáo về kết quả thực hiện chương trình... ; hệ thống tư liệu, cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ việc nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân; hệ thống tài liệu phục vụ công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực nói chung và của chương trình nói riêng.

Đổi mới phương thức truyền thông, tuyên truyền cho chương trình thông qua việc xây dựng hệ thống truyền thông dựa trên các ứng dụng thông minh, hiện đại. Phấn đấu 100% hệ thống thông tin, cổng thông tin điện tử và các hệ thống, nền tảng số khác phục vụ quản lý, tổ chức triển khai chương trình được quản trị, vận hành thường xuyên, chuyên nghiệp, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn thông tin, an ninh mạng. 100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, tổ chức triển khai chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên, Ban Dân tộc tỉnh sẽ triển khai các giải pháp như: Chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực về chuyển đổi số cho cán bộ triển khai chương trình và người dân. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong triển khai các hoạt động của chương trình. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số như cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, video tuyên truyền, bản tin, chuyên đề, tài liệu.

Tăng cường công tác đào tạo bằng việc mở các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đối tượng thụ hưởng và đối tượng thực hiện chương trình. Các hệ thống số ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu số được thiết kế, xây dựng, nâng cấp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình phải đảm bảo kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu với các hệ thống của Ủy ban Dân tộc và của tỉnh.

Về phát triển nguồn nhân lực, sẽ biên soạn chương trình, tài liệu tập huấn về chuyển đổi số, các tài liệu hướng dẫn áp dụng chuyển đổi số. Tăng cường đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, khai thác dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các cơ quan quản lý, thực hiện và cán bộ triển khai chương trình các cấp thông qua các hội nghị, hội thảo... Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin báo cáo, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình do Ủy ban Dân tộc xây dựng...

Xây dựng các hạng mục hạ tầng công nghệ thông tin và quản trị, vận hành, đào tạo, bảo trì với việc đầu tư nâng cấp hoặc thuê dịch vụ hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý chương trình ở các cấp để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ chuyển đổi số trong quản lý chương trình. Đào tạo, vận hành, bảo trì, quản trị, hướng dẫn, xử lý khắc phục sự cố trực tiếp và trực tuyến các hệ thống thông tin đã triển khai.

Trong huy động nguồn lực để đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện hiệu quả chương trình trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư về cơ sở hạ tầng số và kết nối internet đến các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi; hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử.

Huy động các nguồn lực tham gia thực hiện, nhất là lồng ghép hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn huy động hợp pháp từ các thành phần kinh tế và người dân để thực hiện chuyển đổi số.

Sỹ Hoàng

Tin liên quan:
  • Chuyển đổi số để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng khó khăn
    Vĩnh Linh nỗ lực thực hiện hiệu quả chương trình chuyển đổi số

    Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Tỉnh ủy (Khóa XVII) về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong 2 năm qua, huyện Vĩnh Linh đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ về chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

  • Chuyển đổi số để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng khó khăn
    Huy động hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số

    Hôm nay 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lớp tập huấn chuyển đổi số năm 2022 cho khối cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu hội trường Tỉnh ủy kết hợp trực tuyến kết nối với các điểm cầu huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.


Sỹ Hoàng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nâng cao giá trị nông sản nhờ công nghệ sấy

Nâng cao giá trị nông sản nhờ công nghệ sấy
2024-12-03 05:40:00

QTO - Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp không rộng như nhiều tỉnh trong cả nước nhưng Quảng Trị lại là vùng đất có nhiều sản phẩm đặc trưng về dược...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long