{title}
{publish}
{head}
Nhằm đánh giá hiện trạng và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng (NTD) về vấn đề công cụ hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG), Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai khảo sát hệ thống TXNG sản phẩm, hàng hóa. Kết quả khảo sát giúp định hướng phát triển hệ thống TXNG phù hợp cho các doanh nghiệp (DN) và tuyên truyền nâng cao nhận thức về TXNG cho người sản xuất và NTD.
Công nhân Công ty TNHH Tinh dầu thiên nhiên Huyền Thoại, TP. Đông Hà dán tem sản phẩm - Ảnh: T.A.M
Sở KH&CN đã tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL); mã số, mã vạch tại các DN; thiết lập danh sách 39 đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện nhận diện và TXNG hàng hóa đối với nhóm tinh bột, cà phê, hồ tiêu, tinh dầu, gạo, cao thực vật, trà thực vật, nước mắm và sản phẩm nông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.
Có 4 tiêu chí tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vào chuỗi cung ứng sản phẩm được khảo sát gồm: sản xuất, trồng trọt, cung cấp nguyên liệu; chế biến, đóng gói; vận chuyển, kho bãi; phân phối, kinh doanh, đại lý, cơ sở bán lẻ. Theo đó, có 5 đơn vị tham gia vào 1 trong 4 chuỗi cung ứng, tập trung vào các lĩnh vực như: may mặc, xi măng, gỗ MDF; 17 đơn vị tham gia vào 2 chuỗi cung ứng; 10 đơn vị tham gia vào 3 chuỗi cung ứng và 7 đơn vị tham gia vào 4 chuỗi cung ứng.
Nội dung khảo sát tập trung vào các hoạt động của tổ chức, cá nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm đang áp dụng hệ thống TXNG, số lượng sản phẩm đã áp dụng hệ thống TXNG, tem QR..., thông tin xuất ra khi quét tem, đơn vị cung ứng; HTQLCL (ISO, VietGap, HACCP...); những hiệu quả và khó khăn khi xây dựng hệ thống TXNG và nhu cầu hỗ trợ của tổ chức, cá nhân.
Thông qua khảo sát Sở KH&CN kết hợp thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng hệ thống TXNG, tem QR, mã số, mã vạch, HTQLCL và các chính sách hỗ trợ DN của tỉnh. Kết quả khảo sát cho thấy có 23/39 đơn vị áp dụng HTQLCL, chiếm 59%. Các HTQLCL cụ thể như: VietGAP, ISO 9001; ISO 22000; HACCP; ISO 14001; ISO 45001. Việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế là giải pháp hữu ích giúp DN ngày càng hoàn thiện, chuẩn hóa các quy trình, quy định nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của NTD.
Có 25/39 đơn vị sử dụng mã số, mã vạch, chiếm 64,1%; 14/39 đơn vị chưa có hoặc chưa quan tâm đến việc áp dụng mã số, mã vạch. Cùng với việc đăng ký mã số, mã vạch còn hiển thị website trên bao bì để NTD dễ dàng truy xuất, một số đơn vị đã đưa ra giải pháp xác thực và truy vấn nguồn gốc sản phẩm thông qua việc xây dựng và áp dụng hệ thống TXNG. Việc áp dụng giải pháp TXNG giúp khách hàng tin tưởng về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Các loại tem TXNG chủ yếu là: tem QR cố định, tem QR biến đổi, tự in tem và dán lên sản phẩm, hàng hóa qua phần mềm quản lý TXNG và dán tem do đơn vị dịch vụ cung cấp và kích hoạt tem.
Các đơn vị quan tâm đến TXNG thì có thông tin về tổ chức, DN; thông tin về sản phẩm hàng hóa nhưng chưa có đơn vị nào sử dụng tem khi xuất ra thông tin về nhật ký sản xuất và các bên tham gia. Hiện nay, việc thực hiện TXNG sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh đang gặp không ít khó khăn.
Nguyên nhân là tem truy xuất chưa chuẩn hóa về nội dung và hình thức, việc áp dụng TXNG chưa được thực hiện thống nhất, bài bản và có hệ thống; các DN của tỉnh chưa nhận thức đầy đủ, chưa có kiến thức, năng lực và các điều kiện khác để áp dụng hệ thống TXNG.
Thực hiện truy xuất mới chỉ là mã nội bộ, chưa có tính mở để kết nối với bên ngoài; chưa quy định về trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan; thông tin truy xuất công bố chưa đầy đủ trong toàn chuỗi; không có hệ thống định danh chung cho sản phẩm, tác nhân và vùng sản xuất; thông tin chưa minh bạch và chưa được xác nhận của bên thứ 3; chưa kết nối đầy đủ với quản lý nhà nước; chưa có hệ thống thông tin về TXNG để DN kết nối; khó khăn trong liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các bên trong chuỗi cung ứng, tốn kinh phí thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao...
Do đó, các đơn vị đề nghị được đào tạo, tập huấn về quy định TXNG, hỗ trợ xây dựng TXNG và hỗ trợ kết nối vào hệ thống thông tin TXNG của tỉnh và Cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Bên cạnh đó, các đơn vị được khảo sát đề nghị được hỗ trợ chuyển đổi máy móc công nghệ mới; hỗ trợ ý tưởng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm...
Để tạo sự chuyển biến cho hoạt động TXNG sản phẩm của tỉnh trong xu thế hội nhập và cạnh tranh, Sở KH&CN đề nghị các sở, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quản lý, kết nối vào hệ thống công nghệ thông tin của tỉnh và Cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Xây dựng danh mục sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đặc trưng, tiềm năng, sản phẩm OCOP để triển khai TXNG gắn theo chuỗi giá trị, đảm bảo phù hợp với đặc thù của tỉnh.
Chuẩn hóa thông tin truy xuất và tiến tới đồng bộ cơ sở dữ liệu, tăng khả năng tương tác, tăng tính minh bạch. Nâng cao năng lực áp dụng hệ thống TXNG cho các tổ chức hỗ trợ thương mại và DN trong lĩnh vực quản lý. Áp dụng mã hồ sơ để định danh sản phẩm, xây dựng hệ thống định danh hộ/đơn vị sản xuất, áp dụng mã đơn vị hành chính định danh vùng sản xuất gắn liền với xúc tiến thương mại và các dịch vụ hỗ trợ khác. Các huyện, thị xã, thành phố cần phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP trên địa bàn để xây dựng, ứng dụng hệ thống TXNG.
Trần Anh Minh
QTO - Với vai trò là cầu nối để nông dân tiếp cận với công nghệ hiện đại, hướng tới chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp, các cấp hội nông dân trong tỉnh...
QTO - Chuyển đổi số đã trở thành xu thế, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội số. Thời gian qua, chuyển đổi số ở...
QTO - Vượt qua những rào cản về tuổi tác, nhiều người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực tiếp cận với công nghệ số để phục vụ cuộc sống hằng ngày.
QTO - Xác định tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số, thời gian qua, ngành công thương đã tích cực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để tăng...
QTO - Thời gian qua, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các...
QTO - Được triển khai từ ngày 1/7/2024, đến nay, Thông tư số 28/2024/TT-BCA ngày 29/6/2024 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số...
QTO - Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (viết tắt là chỉ số PII) do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ...
QTO - Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin chuyên về phần mềm và trí tuệ nhân tạo-Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với tấm bằng loại ưu, anh Lê Công...
QTO - Xác định chuyển đổi số là giải pháp giúp du lịch tăng tốc, phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã chủ động, tích cực ứng dụng công...
QTO - Gần dân, sát dân và được xem là “cánh tay nối dài” của ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp, các tổ công nghệ số cộng đồng các cấp đang phát huy khá tốt...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số (CĐS) trong cơ quan, đơn vị, địa phương để từng...
QTO - Tiến sĩ Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong giáo sư. Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học, sáng tạo mạch điện tử...