{title}
{publish}
{head}
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Tỉnh ủy (Khóa XVII) về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong 2 năm qua, huyện Vĩnh Linh đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ về chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Ra mắt Tổ công nghệ số cộng đồng xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh - Ảnh: P.N
Ngay sau khi Tỉnh ủy Quảng Trị ban hành Nghị quyết số 02, UBND huyện Vĩnh Linh đã xây dựng kế hoạch về chuyển đổi số trên địa bàn huyện; đồng thời nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành; thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc chuyển đổi số và ban hành quy chế hoạt động. Đặc biệt, đã thành lập 18 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và 149 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn. Đây là “cánh tay nối dài” của chính quyền đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân.
Xác định việc phát triển hạ tầng số đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, huyện Vĩnh Linh đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng số trên cả 3 nhóm hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT) và hạ tầng trung tâm dữ liệu.
Theo đó, huyện đã phối hợp với 3 đơn vị viễn thông đóng trên địa bàn là VNPT, Viettel và Mobifone tiến hành tu sửa, bảo dưỡng và nâng cấp hạ tầng, cung cấp đa dạng các loại dịch vụ đến người dân.
Đến nay, tất cả các các xã đều có trạm BTS 4G với tổng cộng 211 trạm. Hằng năm, phân bổ kinh phí cho các cơ quan, UBND các xã, thị trấn đầu tư mới, nâng cấp hệ thống mạng, máy tính cùng các thiết bị CNTT nhằm đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở đều có máy tính kết nối internet tốc độ cao, băng thông rộng.
Để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ cho người dân, huyện đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi sang hệ thống đài truyền thanh thông minh IP; đến nay đã hoàn thành cho 3 đơn vị gồm thị trấn Hồ Xá, Bến Quan và xã Vĩnh Lâm, trong năm 2023 tiếp tục lắp đặt đài truyền thanh IP cho 4 xã: Vĩnh Hòa, Vĩnh Giang, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia; các địa phương còn lại đang trong quá trình thực hiện.
Cùng với đó là đầu tư nâng cấp cổng thông tin điện tử huyện kết nối trang thông tin điện tử các xã, thị trấn và hệ thống cổng thông tin điện tử tỉnh. Huyện cũng đã xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống họp trực tuyến liên thông 3 cấp, hệ thống họp không giấy trong quá trình chỉ đạo, điều hành.
Trong 2 năm qua, UBND huyện Vĩnh Linh đã tổ chức 15 lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức từ huyện đến cấp xã và Nhân dân. 18/18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều bố trí cán bộ kiêm nhiệm về chuyển đổi số và an toàn thông tin.
Hoạt động truyền thông được tổ chức đa dạng dưới nhiều hình thức như xây dựng các chuyên mục tuyên truyền trên các nền tảng truyền thông của huyện; tổ chức các cuộc thi về chuyển đổi số; phát động các đợt ra quân hướng dẫn cài đặt và sử dụng app IOC, dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ thanh toán điện tử với VNPT Pay và Viettel Pay hay tổ chức các hoạt động hướng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Ngày Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị...
Vấn đề bảo mật và an toàn hệ thống thông tin cũng được quan tâm như rà soát, xác định và phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin trên địa bàn huyện; tập huấn nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin cho cán bộ, công chức.
Với việc xây dựng một nền tảng thuận lợi, vững chắc, hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đang phát triển đúng hướng và bước đầu đạt được những kết quả tích cực trên cả 3 trụ cột. Về xây dựng chính quyền số, đến nay 100% văn bản đến, văn bản đi của huyện đều được xử lý trên môi trường điện tử; 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp tài khoản và sử dụng hộp thư điện tử công vụ.
Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương, chuyên viên bộ phận “một cửa” đã được cấp chứng thư số phục vụ việc ký số văn bản. Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin “một cửa điện tử” huyện cung cấp tất cả các dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến toàn trình, với 111 dịch vụ công trực tuyến; tỉ lệ giải quyết thủ tục hành chính đúng và trước hạn đạt trên 99%.
Đặc biệt, thực hiện Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử, tính đến thời điểm hiện tại huyện đã cấp trên 76.382 thẻ căn cước công dân; cấp trên 9.550 tài khoản định danh mức độ 1, trong đó đã kích hoạt trên 5.199 tài khoản; cấp trên 7.324 tài khoản định danh mức độ 2, đã kích hoạt 5.698 tài khoản.
Về phát triển kinh tế số, huyện đã phối hợp với Bưu điện, ViettelPost hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh đưa các sản phẩm nông sản chủ lực, đạt chuẩn OCOP như: tinh bột nghệ, bột đậu xanh, thanh long ruột đỏ, tinh dầu lạc, miến ngũ sắc, nước mắm cá cơm, bột sắn dây... lên các sàn thương mại điện tử Voso, Postmart...
Phối hợp các doanh nghiệp triển khai các nền tảng số như sàn thương mại điện tử, app phản ánh hiện trường, thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ khám bệnh từ xa, học trực tuyến. Hiện nay, ước tính trên 90% cơ sở kinh doanh bán lẻ trên địa bàn huyện đã ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt, nộp thuế điện tử; trên 80% hộ gia đình sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thanh toán các loại phí, lệ phí và mua sắm công cộng.
Về xây dựng xã hội số, hoạt động của người dân địa phương trên môi trường mạng tăng trưởng cả về số lượng người sử dụng và thời lượng sử dụng.
Theo thống kê, nhiều nền tảng số được người dân lựa chọn phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày như zalo, facebook ứng dụng trong giao tiếp, các nền tảng học trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, app phản ánh hiện trường IOC tỉnh Quảng Trị.
Trên 35% tỉ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử. Số hộ có điện thoại thông minh ước chiếm trên 80% tổng số hộ; trong đó số người dân có điện thoại thông minh trong độ tuổi lao động chiếm 85%. Hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang có độ phủ trên 95% hộ gia đình và 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện; phổ cập dịch vụ mạng 4G đến 95% hộ gia đình.
Hiện nay, huyện Vĩnh Linh vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển đối số trên mọi lĩnh vực. Định hướng mà huyện sẽ hướng tới trong hành trình thực hiện chuyển đối số tại địa phương là thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, khai thác tối đa các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh. Từ đó, góp phần tạo động lực để huyện Vĩnh Linh phát triển toàn diện.
Phương Nga
QTO - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục (TTPBGD) pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân trên địa bàn biên giới luôn được quan tâm triển khai và...
QTO - Xác định vai trò quan trọng của các mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ) đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT)...
QTO - Ở xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, cựu chiến binh (CCB) Hồ Văn Lương (sinh năm 1961), luôn được người dân tin yêu, kính trọng. Ông không chỉ là tấm...
QTO - Thời gian qua, ban tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng theo hướng bám sát thực tiễn,...
QTO - Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ 2021-2026, năm bản lề có ý nghĩa quyết định thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Dưới sự...
VOV.VN - Năm 2023 là một năm sôi động về đối ngoại với nhiều dấu ấn nổi bật. Quan hệ đối ngoại trên bình diện song phương và đa phương tiếp tục được mở rộng và sâu sắc hơn,...
QTO - Hiện nay, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đang phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn tỉnh, mang lại sự...
Trong gia sản thơ ca đồ sộ của nhà thơ Tố Hữu, có rất nhiều bài thơ hay viết về Đảng, Bác Hồ, viết về những người chiến sĩ cách mạng, trong đó nổi bật là những bài thơ viết về...
(Baoquangngai.vn)- Sáng 23/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại Quảng Ngãi.
Lời cảm ơn của Thường vụ Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị
QTO - Với tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ, năm 2023, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã triển khai thực hiện...
QTO - Ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt...