Cập nhật:  GMT+7

Xây dựng xã nông thôn mới thông minh là bước đi phù hợp với xu thế phát triển chung

Xây dựng xã nông thôn mới thông minh là bước đi phù hợp với xu thế phát triển chung

Xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (cũ), nay là xã Cam Lộ, được Sở Khoa học và Công nghệ (KH - CN) phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp Số khảo sát, lựa chọn để thí điểm thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình xã thông minh dựa vào KH - CN, đổi mới sáng tạo từ cộng đồng dân cư nông thôn gắn với chuyển đổi số (CĐS) vùng sản xuất sản phẩm đặc thù tại tỉnh Quảng Trị”. Bước đầu, mô hình được đánh giá phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tiễn của địa phương và xu thế phát triển chung tại các xã nông thôn của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo và phát thanh, truyền hình Quảng Trị đã có cuộc trò chuyện với chủ nhiệm dự án, kỹ sư NGUYỄN ĐÌNH TĨNH, Tổng Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Số.

Tạo đột phá trong phát triển nông thôn hiện đại

- Thưa ông! Trước tiên, xin chúc mừng ông cùng các thành viên triển khai thực hiện thành công dự án tại xã Cam Chính. Ông có thể chia sẻ vì sao lại lựa chọn địa phương này để xây dựng mô hình điểm xã nông thôn mới (NTM) thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị?

- Bởi vì xã Cam Chính (cũ) đã đạt chuẩn NTM nâng cao, có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp đặc thù, hạ tầng viễn thông cơ bản và nền tảng xã hội ổn định. 100% cán bộ của xã sử dụng công nghệ thông tin, hơn 60% dân số dùng smartphone, 90% hộ có tài khoản thanh toán số. Địa phương này có các sản phẩm đặc thù, như: Hồ tiêu Cùa, ném Cùa, gà Cùa được sản xuất theo chuỗi, tiềm năng giá trị kinh tế cao. Các tiêu chí này đáp ứng yêu cầu lựa chọn xã thí điểm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường).

Việc lựa chọn này phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và xu thế phát triển chung của xã hội. Đồng thời, mô hình cũng cụ thể hóa các mục tiêu và nội dung CĐS nông thôn theo Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị. Ngoài ra, việc xây dựng xã thông minh còn phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp bởi hệ thống phần mềm điều hành, giám sát từ xa, dữ liệu số hóa và tương tác hai chiều với người dân sẽ là giải pháp nền tảng giúp tinh gọn bộ máy nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả quản trị và phục vụ Nhân dân.

- Mục tiêu mà mô hình này hướng đến là gì, thưa ông?

- Dự án xây dựng mô hình xã thông minh tại xã Cam Chính dựa trên nền tảng KH - CN và đổi mới sáng tạo từ cộng đồng; năng lực quản lý của chính quyền cơ sở, thúc đẩy CĐS trong sản xuất nông nghiệp đặc thù, tăng cường tương tác giữa người dân và hệ thống quản trị, từng bước hình thành cộng đồng nông thôn số hóa. Mô hình hướng đến phát triển toàn diện trên ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, làm cơ sở thực tiễn để nhân rộng tại các địa phương có điều kiện tương tự. Tất cả các thành phần được kết nối, tích hợp thành một hệ thống đồng bộ, tạo nền tảng cho một xã hội hiện đại, tiện ích và bền vững ngay tại cấp cơ sở.

Dự án triển khai tại 9 thôn của xã Cam Chính với hơn 5.500 nhân khẩu, tập trung vào các vùng sản xuất đặc thù như hồ tiêu, gà Cùa và dược liệu bản địa. Thời gian dự án kéo dài 15 tháng (9/2024 - 12/2025), gồm các công việc: Khảo sát, thiết kế giải pháp, triển khai hạ tầng số, đào tạo và nghiệm thu. Các giải pháp công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ xây dựng mô hình xã thông minh bao gồm: Phần mềm nền tảng tích hợp dịch vụ nông thôn thông minh - xã thông minh; các giải pháp hạ tầng số; ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ xử lý môi trường trong chăn nuôi và xử lý rác thải sinh hoạt; CĐS trong quản lý sản xuất sản phẩm đặc thù; đào tạo và chuyển giao; tổ chức quản lý và vận hành mô hình.

Xây dựng xã nông thôn mới thông minh là bước đi phù hợp với xu thế phát triển chung

Cán bộ xã Cam Chính (cũ) sử dụng hệ thống quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm chủ lực - Ảnh: HTX NÔNG NGHIỆP SỐ

Hiệu quả thiết thực mang lại từ dự án

- Dự kiến dự án hoàn thành vào cuối năm 2025 nhưng đã được nghiệm thu trước thời hạn. Đề nghị ông cho biết những kết quả đạt được bước đầu của mô hình thí điểm này?

- Hội đồng tư vấn của Sở KH - CN đã tổ chức nghiệm thu và đánh giá cao kết quả dự án với 18 mục tiêu và các chỉ tiêu đề ra đều cơ bản đáp ứng yêu cầu. Ngày 26/5, dự án đã hoàn tất việc triển khai, bàn giao và đưa vào vận hành đồng bộ các hạng mục. Các giải pháp xây dựng xã NTM thông minh bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt giải pháp phần mềm nền tảng tích hợp dịch vụ nông thôn thông minh - xã thông minh mang lại công cụ quản lý toàn diện cho chính quyền cấp xã, giúp số hóa các hoạt động điều hành, quản lý dịch vụ công, phản ánh hiện trường, khảo sát cộng đồng và tương tác với người dân.

Cán bộ xã có thể dễ dàng theo dõi thông tin qua hệ thống quản trị, quản lý danh bạ, camera, thư viện số, nhật ký sản xuất, dữ liệu truy xuất nguồn gốc và các dịch vụ nông nghiệp - du lịch, từ đó nâng cao hiệu quả điều hành, tính minh bạch và giảm đáng kể khối lượng công việc thủ công.

Phần mềm giúp người dân tiếp cận thông tin nhanh chóng, gửi phản ánh, góp ý và tham gia khảo sát ngay trên ứng dụng di động. Về giải pháp hạ tầng số, dự án lắp đặt hệ thống giám sát với 15 cụm camera tại các vị trí trọng yếu, với tổng 20 camera. Mỗi cụm camera được kết nối wifi công cộng/nhà dân để truyền tín hiệu về Trung tâm điều hành xã thông minh.

Bên cạnh đó, dự án cũng đã ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường trong chăn nuôi và chế phẩm sinh học xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình. Cả hai chế phẩm đều có tác dụng cải thiện môi trường sống, phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe đàn vật nuôi và hỗ trợ tái tạo đất canh tác thông qua phân hữu cơ.

Đây là một trong những giải pháp mang tính đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng chuỗi sản xuất tuần hoàn, xanh và thông minh ngay tại cấp xã. Ngoài ra, dự án cũng đã xây dựng dự thảo bộ tiêu chí “Xã NTM thông minh” phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2026 - 2030 và công bố 1 bài báo khoa học đăng trên Tạp chí KH - CN.

- Hiện nay, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã đi vào hoạt động. Vậy ông có thể cho biết việc thực hiện mô hình xã NTM thông minh theo dự án tại xã Cam Lộ mới sẽ được triển khai như thế nào?

- Với cách tiếp cận mở, lấy người dân làm trung tâm, ứng dụng công nghệ chỉ là phương tiện chứ không phải đích đến, mô hình xã thông minh tại Cam Chính cũ có thể được điều chỉnh linh hoạt tại xã Cam Lộ mới theo quy mô, đặc thù sản phẩm và điều kiện từng vùng. Đây là tiền đề quan trọng để nhân rộng mô hình ra các xã có sản phẩm đặc thù khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các địa phương trong cả nước, góp phần thúc đẩy CĐS nông thôn thực chất, bền vững và có chiều sâu.

Chúng tôi cam kết đồng hành với địa phương để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, theo dõi hỗ trợ vận hành và điều chỉnh, nâng cấp các giải pháp của mô hình (đặc biệt là phần mềm nền tảng) phù hợp với phạm vi, quy mô của xã mới.

- Ngoài triển khai thực hiện dự án ở xã Cam Chính cũ, Hợp tác xã Nông nghiệp Số còn triển khai mô hình nào trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và trong cả nước không, thưa ông?

- Tính đến thời điểm này, chúng tôi đã phối hợp với các địa phương trong nước triển khai thực hiện được hơn 30 mô hình xã/thôn thông minh. Riêng ở Quảng Trị, ngoài mô hình trên, năm 2024, chúng tôi phối hợp triển khai dự án thí điểm tại địa bàn xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch cũ. Dự án này bước đầu mang lại hiệu quả: Giảm đáng kể thời gian thông báo thông tin từ chính quyền xã đến người dân; tăng cường khả năng tương tác hai chiều giữa cán bộ và người dân; hỗ trợ công tác thống kê, phân tích dữ liệu phục vụ quản lý xã hội nông thôn; tăng tính minh bạch trong hoạt động chính quyền; tạo môi trường tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác cho người dân, đặc biệt người dân ở xa hoặc không có điều kiện tiếp cận cổng thông tin điện tử của xã. Qua đó, góp phần nâng cao chỉ số hài lòng của người dân về các hoạt động điều hành của chính quyền.

- Xin cảm ơn ông!

Kô Kăn Sương (thực hiện)

Tin liên quan:
  • Xây dựng xã nông thôn mới thông minh là bước đi phù hợp với xu thế phát triển chung
    Chung sức xây dựng nông thôn mới

    Thời gian qua, các cấp hội Cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh của địa phương.

  • Xây dựng xã nông thôn mới thông minh là bước đi phù hợp với xu thế phát triển chung
    Chung tay xây dựng nông thôn mới bền vững

    Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa ruộng mà còn hiện diện trong các hoạt động cộng đồng, nơi họ trở thành nhân tố tích cực, góp phần làm nên diện mạo nông thôn xanh - sạch - đẹp - văn minh. “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” là một trong những cuộc vận động nổi bật, có chiều sâu và mang tính bền vững do hội phụ nữ các cấp triển khai thực hiện thời gian qua. Thực hiện tốt cuộc vận động, hội viên phụ nữ (HVPN) đã góp phần chung tay xây dựng NTM bền vững.


Kô Kăn Sương (thực hiện)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Giải pháp chữa cháy hiệu quả từ gel đa năng

Giải pháp chữa cháy hiệu quả từ gel đa năng
2025-07-16 14:51:00

Hiện nay, số lượng các vụ cháy nổ đang có xu hướng gia tăng. Để góp phần kiểm soát các vụ cháy và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, các cán bộ, nhà khoa học Viện Hóa học,...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long