{title}
{publish}
{head}
Nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước nhanh nhất, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Trị đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thành lập, duy trì hoạt động hiệu quả 125 điểm giao dịch tại toàn bộ các xã, phường, thị trấn (điểm giao dịch xã) trên địa bàn tỉnh để “phủ sóng” nguồn vốn chính sách về tận cơ sở.
Người dân đến vay vốn tại Điểm giao dịch xã Hải Dương, huyện Hải Lăng - Ảnh: TÚ LINH
Cách đây 2 năm tại Điểm giao dịch xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, chị Nguyễn Thị Liễu ở thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái được vay 50 triệu đồng của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong để đầu tư chăn nuôi, cải thiện kinh tế gia đình. Với số vốn này chị mua 2 con bò sinh sản, nhờ chăm sóc tốt nên bò mẹ khỏe mạnh, bê con ra đời chóng lớn.
Chia sẻ về việc vay vốn, chị Liễu cho biết, ngân hàng giải ngân vốn vay tại điểm giao dịch xã nên rất thuận lợi cho chị cũng như những đối tượng chính sách được vay. Tại đây, người vay vốn còn được trực tiếp nghe cán bộ ngân hàng tuyên truyền, hướng dẫn chính sách ưu đãi, cách sử dụng vốn vay hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.
Được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, huyện Triệu Phong duy trì thường xuyên, ổn định 18 điểm giao dịch xã tại 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện vào các ngày từ 5 - 21 hằng tháng, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật.
Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong Lê Ngọc Hải chia sẻ, hoạt động giao dịch được các UBND xã quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn, hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH được đầu tư đến tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện. Đến ngày 31/8/2024, tổng dư nợ của phòng giao dịch đạt 601,440 tỉ đồng, với hơn 10.809 hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi thông qua 245 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).
Với quy mô 21 xã, thị trấn, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Hướng Hóa có 21 điểm giao dịch xã trên địa bàn vào các ngày cố định hằng tháng, kể cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Đồng thời, phối hợp với các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các tổ TK&VV tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát, thẩm định, giải ngân vốn tín dụng chính sách ưu đãi đến đúng đối tượng, đúng quy định.
Chị Nguyễn Hoàng Huyền Trân, cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Hướng Hóa được phân công phụ trách tín dụng và làm tổ trưởng tổ giao dịch xã tại các xã Hướng Linh, xã Thanh và thị trấn Lao Bảo. Tại mỗi điểm giao dịch xã có tổ làm việc từ 3-5 cán bộ ngân hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng, có camera giám sát công việc rõ ràng, minh bạch. Phòng làm việc của các tổ được trang bị máy tính, máy đếm tiền... để phục vụ người dân. Mỗi phiên giao dịch, cán bộ ngân hàng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, nhận tiền gửi; đồng thời tổ chức họp giao ban với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã và tổ trưởng tổ TK&VV.
Theo lãnh đạo Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Hướng Hóa, trên địa bàn có Điểm giao dịch xã Hướng Lập xa nhất, cách trung tâm huyện 65 km. Bình thường từ thị trấn Khe Sanh, tổ giao dịch phải mất gần 2 giờ đồng hồ để đến được điểm giao dịch này. Vào mùa mưa, nguy cơ sạt lở đất, tắc đường luôn xảy ra nên thời gian đi lại phải mất nhiều giờ hơn. Địa bàn rộng, giao thông cách trở, có nhiều khó khăn trong công tác, nhưng bằng sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của tập thể phòng giao dịch, hoạt động tại các điểm giao dịch xã luôn diễn ra đúng lịch đã ấn định, hiệu quả cao, tạo niềm tin cho các đối tượng thụ hưởng. Các tổ TK&VV trên địa bàn nhìn chung đạt chất lượng tín dụng khá tốt, gần dân, sát dân.
Chia sẻ về hiệu quả của công tác điểm giao dịch xã, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Trần Đức Xuân Hương khẳng định, đây là mô hình hoạt động mang đặc thù riêng, đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc “phủ sóng” nguồn vốn chính sách đến tận đối tượng thụ hưởng ở cơ sở. Hoạt động của điểm giao dịch xã được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao, Nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Mô hình vừa tạo thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng, vừa đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách xã hội như giải ngân vốn, thu tiền lãi, huy động tiền gửi tiết kiệm... dân chủ, công khai, minh bạch. Thông qua đó nhằm tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách tại địa bàn.
Thực tế cho thấy, điểm giao dịch xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho ban giảm nghèo xã, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và NHCSXH được thường xuyên tiếp xúc với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân.
Cũng tại các phiên giao dịch, người dân được giải thích, hướng dẫn những chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ; giúp hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa của các chương trình cho vay vốn ưu đãi. Đồng thời, người dân được lồng ghép tuyên truyền về các dự án sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, hướng dẫn sử dụng vốn có hiệu quả để đầu tư phát triển kinh tế.
Đến ngày 31/8/2024, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thực hiện cho vay 18 chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt 5.064,6 tỉ đồng, với hơn 76,2 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi thông qua 1.859 tổ TK&VV để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Thời gian tới, chi nhánh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cũng như các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, bám sát cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra giám sát tại các điểm giao dịch xã cũng như các hoạt động liên quan tín dụng chính sách để duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng ở từng xã, từng tổ TK&VV nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Tú Linh
QTO - Được đầu tư quy mô, hiện đại, Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Đông Hà là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm riêng có, thú vị cho người dân và du...
QTO - Sau gần 6 tháng triển khai, mô hình nuôi cá nâu do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện dự kiến sẽ cho thu hoạch hơn 4,3 tấn cá nâu thương phẩm, trừ...
QTO - Đến nay toàn tỉnh Quảng Trị có hơn 3.400 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký kinh doanh khoảng 70.000 tỉ đồng. Cơ cấu, quy mô, lĩnh vực...
QTO - Ngày 15/6/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1234/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đông Hà đến năm 2045. Đồ án quy...
QTO - Trong sản xuất lúa, gieo cấy là khâu quan trọng quyết định sự phát triển và năng suất của cây lúa. Gieo thẳng hạt giống theo phương pháp sạ lan, sạ...
QTO - Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Gio Linh đã tiến hành hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, trong đó có...
QTO - Trước đây, dẫu chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống của một bộ phận người dân ở huyện Gio Linh vẫn quẩn quanh trong khó nghèo. Từ ngày tham gia xuất...
QTO - Thời gian qua, cán bộ, người dân huyện Đakrông đã có nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững. Nỗ lực ấy đã mang lại những kết quả đáng mừng.
QTO - Nép mình bên dòng sông Hiếu hiền hòa, làng hoa An Lạc (Phường Đông Giang, thành phố Đông Hà) từ lâu đã nức tiếng gần xa với nghề trồng hoa truyền...
QTO - Vào mùa mưa bão, không chỉ nắm bắt thông tin dự báo thời tiết để đưa tàu thuyền về bờ trú tránh, các chủ tàu, thuyền trưởng còn phải biết cách neo...
QTO - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của đất nước, cùng với các thị trường khác, thị trường lao động Quảng Trị đang ngày càng diễn ra sôi động,...
QTO - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải cách thủ tục hành chính, thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường...