{title}
{publish}
{head}
Trước đây, dẫu chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống của một bộ phận người dân ở huyện Gio Linh vẫn quẩn quanh trong khó nghèo. Từ ngày tham gia xuất khẩu lao động, bà con đã tìm được “chìa khóa” để mở ra hướng giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đem lại nhiều niềm vui, hy vọng cho người lao động và gia đình.
Ba người con của bà Nguyễn Thị Kim Cúc đều có công việc ổn định với thu nhập khá tại Nhật Bản -Ảnh: NVCC
Ở Khu phố 4, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, câu chuyện về hành trình thoát nghèo của gia đình bà Nguyễn Thị Kim Cúc (sinh năm 1962) được nhiều người truyền tai nhau với sự ghi nhận, cảm phục. Trước đây, gia đình bà Cúc có hoàn cảnh rất khó khăn. Dù rất chăm chỉ làm việc nhưng việc nuôi 5 người con ăn học vẫn trở nên quá sức đối với ông bà. Những khoản nợ của gia đình ngày càng phình to cùng với nỗi lo lắng. Trước nguy cơ rơi vào khánh kiệt, vợ chồng bà Cúc đã tìm thấy lời giải cho gia đình ở xuất khẩu lao động.
“Buổi đầu, khi cho con đi xuất khẩu lao động, vợ chồng tôi rất lo. Được sự thông tin, giải đáp, hướng dẫn của các cán bộ địa phương, những nỗi âu lo mới phần nào được gỡ bỏ”, bà Cúc chia sẻ.
Tính từ thời điểm mang nhiều âu lo ấy đến nay, 10 năm đã trôi qua một cách nhanh chóng đối với gia đình bà Cúc. Con trai của bà Cúc là Lê Văn Phi đã có việc làm, cuộc sống ổn định ở nước ngoài. Nối bước anh mình, hai người con khác của bà là Lê Xuân Pháp và Lê Thị Lanh cũng sang Nhật Bản làm việc. Riêng em Lê Xuân Pháp đã tốt nghiệp một trường đại học lớn, có việc làm ổn định nhưng vẫn quyết định lên đường đi xuất khẩu lao động.
Nói về sự đổi thay của gia đình, bà Cúc cho biết: “Từ ngày con đi xuất khẩu lao động, gia đình tôi đỡ vất vả hơn. Thương ba mẹ nên các cháu đều chăm chỉ làm việc tại Nhật Bản và hỗ trợ đều đặn cho gia đình. Giờ đây, chuyện cơm ăn, áo mặc không còn là nỗi lo của vợ chồng tôi nữa”.
Phó Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Gio Linh Dương Bá Chính cho biết, tới nhiều miền quê trên địa bàn, sẽ nghe được rất nhiều câu chuyện về sự đổi đời từ xuất khẩu lao động như trên. Đến nay, toàn huyện Gio Linh có khoảng 3.500 người làm việc tại nước ngoài thông qua kênh xuất khẩu lao động. Theo ghi nhận, người dân trong huyện xuất ngoại làm việc ở nhiều thị trường như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Đan Mạch...
Trong đó, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản là điểm đến mà nhiều người lựa chọn nhất. “Phần lớn người dân tham gia xuất khẩu lao động có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu trú tại thị trấn Cửa Việt và các xã: Gio Việt, Gio Hải, Gio Mỹ... Xuất khẩu lao động đã mang lại sự đổi thay cho nhiều gia đình. Hiện nay, dù đã khá giả, một số hộ dân vẫn chọn xuất khẩu lao động làm hướng đi cho gia đình mình. Lý do là vì họ thấy công việc ở nước ngoài phù hợp với bản thân, có môi trường tốt, thu nhập cao”, ông Chính thông tin thêm.
Để có những tín hiệu đáng mừng trên, thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị liên quan và hội, đoàn thể ở huyện Gio Linh đã nỗ lực vào cuộc, phát huy cao nhất hiệu quả công tác xuất khẩu lao động. Đề án giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động được lãnh đạo UBND huyện sớm xây dựng, ban hành.
Để thực hiện đề án, UBND huyện Gio Linh tích cực chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp giúp thay đổi nhận thức người dân; tạo sự cạnh tranh tích cực trên thị trường tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài; mở rộng cơ hội tiếp cận các đơn hàng chất lượng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động uy tín cho người lao động...
Trong các giải pháp, công tác tuyên truyền giúp người dân nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động được lãnh đạo huyện Gio Linh rất quan tâm. Trước đây, một bộ phận người dân trên địa bàn còn ngại đi xuất khẩu lao động. Nguyên nhân xuất phát từ việc họ chưa biết công việc mà mình phải làm là gì, có an toàn, thuận lợi hay không? Trong khi đó, số tiền mà người dân bỏ ra để đi xuất khẩu lao động lại khá lớn.
Để nỗi lo ấy không còn, cán bộ địa phương đã tập trung tìm kiếm, lựa chọn, hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Cùng với đó, việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân được đặc biệt chú trọng để bà con không rơi vào “bẫy” của các đối tượng xấu, đi xuất khẩu lao động “chui”. Các phòng, ban, đơn vị, hội, đoàn thể trên địa bàn được chỉ đạo thường xuyên nắm bắt tình hình của lao động đã ra nước ngoài làm việc.
Biết không phải ai cũng có điều kiện, thuận lợi trong việc tham gia xuất khẩu lao động, các cấp, ngành, đơn vị liên quan và hội, đoàn thể ở huyện Gio Linh đã vào cuộc để “gỡ khó” cho bà con. Nhờ được quan tâm, hỗ trợ, nhiều lao động đã thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp để trang trải chi phí ban đầu khi tham gia xuất khẩu lao động.
Đặc biệt, các lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số... nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực. Cụ thể, các trường hợp thuộc diện hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ 5 triệu đồng/người để làm các thủ tục cần thiết đi xuất khẩu lao động. Người dân thuộc hộ cận nghèo đi xuất khẩu lao động được hỗ trợ 3 triệu đồng.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự thuận lòng từ người dân trên địa bàn, công tác xuất khẩu lao động ở huyện Gio Linh sớm gặt hái được những kết quả đáng mừng. Các chỉ tiêu về xuất khẩu lao động mà huyện đặt ra thường xuyên đạt và vượt kế hoạch. Hiện nay, Gio Linh là địa phương dẫn đầu của tỉnh về công tác xuất khẩu lao động.
Phần lớn người dân tham gia xuất khẩu lao động đều có thu nhập cao. Đời sống vật chất, tinh thần tăng lên nên họ rất vui mừng, có thêm động lực để làm việc. Nhiều người đã gửi tiền về cho gia đình để xây dựng, sửa sang nhà cửa; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cuộc sống; hỗ trợ người thân làm ăn, phát triển kinh tế...
Những tín hiệu đáng mừng kể trên một lần nữa khẳng định hướng đi đúng đắn của huyện Gio Linh trong công tác xuất khẩu lao động. Đây cũng chính là động lực để cán bộ và người dân trên địa bàn huyện nỗ lực hơn nữa, phát huy cao nhất hiệu quả của công tác này, không chỉ giúp một số gia đình thoát nghèo mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Tây Long
QTO - “Ăn đi vài con cá/ Dăm bảy cái chột nưa...”, anh Nguyễn Hữu Trung, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Lăng đọc một đoạn trong bài thơ “Con...
QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...
QTO - Thời gian qua, cán bộ, người dân huyện Đakrông đã có nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững. Nỗ lực ấy đã mang lại những kết quả đáng mừng.
QTO - Nép mình bên dòng sông Hiếu hiền hòa, làng hoa An Lạc (Phường Đông Giang, thành phố Đông Hà) từ lâu đã nức tiếng gần xa với nghề trồng hoa truyền...
QTO - Vào mùa mưa bão, không chỉ nắm bắt thông tin dự báo thời tiết để đưa tàu thuyền về bờ trú tránh, các chủ tàu, thuyền trưởng còn phải biết cách neo...
QTO - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của đất nước, cùng với các thị trường khác, thị trường lao động Quảng Trị đang ngày càng diễn ra sôi động,...
QTO - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải cách thủ tục hành chính, thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường...
QTO - Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh đã chỉ đạo các thành viên và BCĐ 389 các huyện, thị xã, thành phố theo dõi sát diễn biến tình hình thị...
QTO - Những năm gần đây, nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm của lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa có sự chuyển biến...
QTO - Thời gian qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) cùng các trung tâm dịch vụ việc làm tích cực cung cấp thông tin, tư vấn, định...
QTO - Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), cùng với chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh đã quan tâm thu hút, ưu tiên đầu tư phát triển...
QTO - Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu từ năm 1993 và được tổ chức định kỳ...