{title}
{publish}
{head}
Hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian qua nhờ được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống; qua đó, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội địa phương.
Ông Lê Văn Hà ở thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh vay vốn tín dụng chính sách để chăn nuôi trâu, phát triển kinh tế gia đình -Ảnh: TÚ LINH
Cũng như nhiều hộ nghèo của thôn Klu, xã Đakrông, huyện Đakrông được vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện để sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện kinh tế gia đình, cách đây 1 năm, anh Hồ Văn Thi (sinh năm 1981) được ngân hàng cho vay 80 triệu đồng để trồng trọt và chăn nuôi. Với số vốn này, anh Thi mua đàn bò 6 con và trồng, chăm sóc 5 ha rừng tràm.
Nhờ cần cù, biết tìm tòi, áp dụng kiến thức chăn nuôi, trồng trọt từ các đợt tập huấn nên hiệu quả đồng vốn vay sớm phát huy tác dụng, đàn bò nhanh lớn; diện tích rừng tràm được chăm sóc cẩn thận nên phát triển tốt.
Anh Thi cho biết, đây là lần thứ 2 anh vay vốn từ chương trình trên. Lần trước anh được vay 50 triệu đồng cũng để trồng trọt, chăn nuôi. Hiện kinh tế gia đình anh dần ổn định, 4 người con của anh được ăn học đàng hoàng hơn. Với sự hỗ trợ ý nghĩa này từ NHCSXH, anh Thi hy vọng gia đình anh sẽ sớm thoát nghèo.
Ông Lê Văn Hà (sinh 1971) ở Đội 4, thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh cho biết, ông là người khuyết tật, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào 5 sào ruộng. Cách đây 3 năm, vợ chồng ông được Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh cho vay 70 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo. Gia đình ông mua 2 con trâu mẹ và 2 con nghé cùng 5 con lợn và một ít gà, vịt để chăn nuôi.
Nhờ chịu khó chăm sóc, đàn trâu đã tăng thêm về số lượng, đã xuất bán lứa trâu đầu tiên; chăn nuôi lợn, gà, vịt cũng khá hiệu quả nên kinh tế gia đình ông được cải thiện đáng kể. “Tại thời điểm khó khăn nhất của gia đình, tôi may mắn được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất nên từng bước vượt qua khó khăn. Gia đình tôi rất biết ơn chính sách nhân văn này của Nhà nước”, ông Hà cho hay.
Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Cẩm Phổ Ngô Thị Ái Lê cho biết, thôn có 11 hộ nghèo và cận nghèo được vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo với dư nợ gần 500 triệu đồng. Các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, có ý thức trả nợ, trả lãi đúng hạn. Người dân rất phấn khởi vì được hỗ trợ vốn vay để có điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình nên họ càng chăm chỉ, chịu khó làm ăn.
Chia sẻ về giá trị nhân văn, kịp thời từ đồng vốn vay của NHCSXH, Chủ tịch UBND xã Gio Mỹ Mai Văn Sâm cho biết, từ nguồn vốn của chương trình trên, không riêng thôn Cẩm Phổ, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn xã đã xây dựng được các mô hình kinh tế có hiệu quả về chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh dịch vụ...
Để phát huy thêm giá trị nguồn vốn vay, UBND xã luôn phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của người dân; mở các lớp tập huấn, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật nâng cao kiến thức sản xuất cho các hộ dân vay vốn từ chương trình. Vì vậy, hiệu quả từ nguồn vốn của chương trình đã góp phần đáng kể giảm tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã; thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã sớm về đích.
Theo số liệu từ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh, đến tháng 4/2024, trên địa bàn huyện có 4.330 lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo vay vốn của chương trình với dư nợ 258,9 tỉ đồng.
Trong đó xã Gio Mỹ là một trong những địa phương của huyện Gio Linh sử dụng nguồn vốn vay của chương trình hiệu quả nhất. Năm 2020, xã Gio Mỹ có đến 296 lượt hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo vay vốn với dư nợ hơn 13,6 tỉ đồng thì đến tháng 4/2024, xã chỉ còn 196 lượt đối tượng vay vốn với dư nợ hơn 9 tỉ đồng. Chỉ trong vòng hơn 4 năm, số lượt hộ vay vốn của chương trình giảm đáng kể trên toàn xã. Điều này cho thấy nỗ lực mạnh mẽ của người dân vươn lên thoát nghèo nhờ đồng vốn chính sách.
Thời gian qua, vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế, việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có 44,5 nghìn lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo vay vốn của chương trình với dư nợ đạt 2.061 tỉ đồng.
Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị Trần Đức Xuân Hương cho biết, chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước.
Tại Quảng Trị, chương trình luôn phát huy hiệu quả cao nhất để góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH. Nguồn vốn được NHCSXH giải ngân kịp thời đến đúng đối tượng hưởng lợi, đồng thời lồng ghép với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật để giúp người dân sử dụng vốn có hiệu quả, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Chương trình này đã tạo thêm diện mạo mới, tích cực trong đời sống người dân nông thôn, góp phần quan trọng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Để phát huy hiệu quả của chương trình, thời gian tới, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị chủ động hơn nữa trong việc tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể nhận ủy thác tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, triển khai kịp thời, có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn.
Tập trung tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, ngân sách địa phương và tích cực huy động các nguồn vốn khác để cho vay. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động ủy thác, hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn và hoạt động giao dịch tại phường, xã, thị trấn...để NHCSXH luôn xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của người nghèo.
Tú Linh
QTO - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực hoạt động, chấp hành quy định của pháp luật trong sản...
QTO - Đầu năm 2025, chúng tôi có dịp về cảng Mỹ Thủy. Trước khi đến với miền cát trắng nhiều hứa hẹn bứt phá trong tương lai gần, con đường huyết mạch trải...
QTO - Trên thực tế, khái niệm “kinh tế báo chí - truyền thông” chưa được thống nhất và chưa xuất hiện chính thức trong bất kỳ một văn bản quy định pháp...
QTO - Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (chương trình OCOP), toàn tỉnh có 138 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Tuy nhiên, mới chỉ có...
QTO - Ngày 4/6/2024, Tổng cục Thuế có Công điện số 01/CĐ-TCT về quyết liệt triển khai hiệu quả việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử...
QTO - Hằng năm, cứ sau ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, người trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chính thức vào vụ thu hoạch. Năm nay niềm vui nhân đôi...
QTO - Với xuất phát điểm thấp, hạ tầng thiếu đồng bộ, nguồn lực trong Nhân dân hạn hẹp nên quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn...
QTO - Với mục tiêu bảo vệ rừng bền vững và nâng cao ý thức cho người dân trong công tác bảo vệ rừng, thời gian qua tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng...
QTO - Mới đây, nhiều ngư dân ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, đã kiến nghị với các cơ quan chức năng và địa phương xin được hỗ trợ mô hình lưới cá...
QTO - Với mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) cuối năm 2023, đến nay huyện Hải Lăng đã hoàn thành các tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM...
QTO - Thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, nghị quyết đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, hằng năm tổ chức mặt trận các cấp trên địa...
QTO - Xác định đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những đột phá chiến lược tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...