{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Gio Linh đã tiến hành hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, trong đó có triển khai thành lập các tổ, hội nghề nghiệp với nguyên tắc “5 tự, 5 cùng”.
Anh Nguyễn Văn Thanh hướng dẫn các bạn trẻ ở huyện Gio Linh làm quen với nghề mộc -Ảnh: Q.Đ
Lâu nay, xưởng mộc dân dụng, mỹ nghệ của gia đình anh Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1971), trú tại thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh là nơi đào tạo nghề cho nhiều thanh niên. Thấy anh giỏi tay nghề, lại tâm huyết, trách nhiệm, các phụ huynh đều tin tưởng đưa con em đến gửi gắm. Không phụ lòng bà con, học viên nào cũng được anh Thanh chỉ dạy chu đáo.
Mỗi lần hướng dẫn các em, anh Thanh như thấy bóng dáng mình hơn 30 năm về trước. Lúc bấy giờ, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh chưa biết chọn lối đi nào để lập thân, lập nghiệp. “Trong lúc đang phân vân, tôi chợt nhớ tới những ngày học nghề mộc và lựa chọn công việc này. Gắn bó với nghề, có giai đoạn tôi gặp rất nhiều khó khăn. Sự động viên, hỗ trợ của cán bộ, hội viên Hội Nông dân huyện đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh”, anh Thanh chia sẻ.
Không chỉ tiếp sức cho anh Nguyễn Văn Thanh trong giai đoạn khó khăn, Hội Nông dân huyện Gio Linh đã kết nối hội viên đầy ý chí, nghị lực này với những người chung nghề nghiệp, hướng làm ăn. Cùng với nhau, họ thành lập nên tổ mộc dân dụng, mỹ nghệ và hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, tổ gồm 7 thành viên đến từ các khu phố trên địa bàn. Mỗi thành viên có một thế mạnh riêng trong nghề nên rất thuận lợi để hỗ trợ nhau. Với những đơn hàng lớn, họ cùng làm việc để đảm bảo yêu cầu, tiến độ.
Anh Thanh cho biết: “Trước đây, nghề mộc chỉ giúp chúng tôi có thu nhập ổn định. Từ ngày hợp tác cùng phát triển, các thành viên trong tổ đã có bước tiến vượt bậc về thu nhập. Có của ăn, của để, đời sống tinh thần của anh em ngày một nâng cao”.
Dẫn chúng tôi tham quan xưởng mộc của anh Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gio Linh Nguyễn Hữu Chính thể hiện rõ niềm vui mừng. 2 năm trước, khi đến vận động anh Thanh tham gia và trở thành tổ trưởng tổ mộc dân dụng, mỹ nghệ, ông Chính có chút lo lắng. Lâu nay, phần lớn nông dân trên địa bàn chưa quen với việc liên kết sản xuất, kinh doanh.
Vì thế, cán bộ Hội Nông dân huyện Gio Linh thường phải bỏ ra nhiều công sức để tuyên truyền, vận động. “Điều khiến chúng tôi rất vui mừng là sau khi đặt vấn đề, anh Thanh đã đồng ý ngay và tích cực vận động sự tham gia của những người khác. Ai cũng tin tưởng vào hội và hướng đi mới mà cán bộ hội vạch ra. Nhờ thế, tổ mộc dân dụng, mỹ nghệ sớm ra đời, đi vào hoạt động hiệu quả”, ông Chính nói.
Theo ông Nguyễn Hữu Chính, đến nay, Hội Nông dân huyện Gio Linh đã vận động cán bộ, hội viên thành lập 17 tổ, hội nghề nghiệp với các nghề như: mộc dân dụng, cơ khí, chăn nuôi, trồng trọt... Các tổ, hội được thành lập và hoạt động với nguyên tắc “5 tự, 5 cùng”. Theo đó, “5 tự” gồm: Tự nguyện, tự giác, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm. “5 cùng” ở đây là cùng chí hướng về lĩnh vực làm ăn, cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ, cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi.
Không dừng lại ở đó, các tổ, hội còn gắn kết với nhau bằng nhiều yếu tố khác như: đam mê, sở thích, địa bàn... “Sau khi ra đời, phần lớn các tổ, hội nghề nghiệp đều hoạt động hiệu quả. Các thành viên trong tổ, hội luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển”, ông Chính thông tin.
Kết quả đáng mừng kể trên khởi nguồn từ sự nỗ lực của cán bộ Hội Nông dân huyện Gio Linh. Trước đây, phần lớn hội viên chỉ muốn sản xuất, kinh doanh độc lập theo kiểu “lời ăn, lỗ chịu”. Sâu sát với phong trào và hội viên, cán bộ Hội Nông dân huyện xác định, trong nhiều trường hợp, quan niệm trên chính là rào cản của sự phát triển.
Vì vậy, họ đã tập trung tuyên truyền, vận động nông dân về hiệu quả của việc thành lập các tổ, hội nghề nghiệp. Các mô hình thành công trong và ngoài tỉnh về thành lập tổ, hội hợp tác làm ăn được thông tin, giới thiệu cụ thể. Cán bộ hội còn tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp, làm nền tảng cho sự liên kết. Tính đến nay, toàn huyện đã có 175 mô hình nông dân phát triển kinh tế.
Thành lập tổ, hội nghề nghiệp vốn không dễ, phát huy vai trò của mô hình này còn là nhiệm vụ khó khăn hơn. Hiểu rõ điều đó, các cán bộ Hội Nông dân huyện Gio Linh đã nỗ lực hỗ trợ các tổ, hội xây dựng quy chế, mục tiêu, định hướng hoạt động. Các thành viên trong tổ được tạo điều kiện thuận lợi để tập huấn, đào tạo nghề; hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp; tiếp cận quỹ hỗ trợ nông dân... Hội Nông dân huyện còn chung tay, giúp các tổ, hội nghề nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử, hội chợ, chương trình kết nối cung cầu...
Nỗ lực của các cán bộ, hội viên Hội Nông dân huyện Gio Linh đã mang lại những kết quả cụ thể. Theo ghi nhận, thời gian qua, việc thành lập các tổ, hội nghề nghiệp trên địa bàn ngày càng trở nên thuận lợi. Sau khi thành lập, các tổ, hội sớm đi vào hoạt động nền nếp, hiệu quả. Nhờ thế, thu nhập của các thành viên trong tổ, hội được nâng cao. Từ đây, các thành viên có điều kiện cải thiện đời sống tinh thần và giúp đỡ mọi người. Ai cũng nêu cao tinh thần dựng xây quê hương giàu đẹp.
Ông Nguyễn Hữu Chính cho biết, thời gian tới, Hội Nông dân huyện Gio Linh sẽ tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng các tổ, hội nông dân. Cùng với đó, hội cũng sẽ tiếp tục tập trung nâng cao vai trò, vị trí của mình trong việc giúp nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. “Hội Nông dân huyện Gio Linh hiện có hơn 11 nghìn hội viên. Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng hoàn cảnh một bộ phận hội viên vẫn còn khó khăn.
Vì thế, chúng tôi đã và đang huy động các nguồn lực để hỗ trợ nhà nông giảm nghèo bền vững với nhiều cách như: Trao tặng “Mái ấm nông dân”; giúp tiếp cận nguồn vốn; hỗ trợ cây, con giống... Việc phát huy sức mạnh của các tổ, hội nghề nghiệp cũng là một trong những cách quan trọng để chúng tôi giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trên tinh thần hỗ trợ nhau cùng phát triển”, ông Chính khẳng định.
Quang Đăng
QTO - “Ăn đi vài con cá/ Dăm bảy cái chột nưa...”, anh Nguyễn Hữu Trung, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Lăng đọc một đoạn trong bài thơ “Con...
QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...
QTO - Trước đây, dẫu chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống của một bộ phận người dân ở huyện Gio Linh vẫn quẩn quanh trong khó nghèo. Từ ngày tham gia xuất...
QTO - Thời gian qua, cán bộ, người dân huyện Đakrông đã có nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững. Nỗ lực ấy đã mang lại những kết quả đáng mừng.
QTO - Nép mình bên dòng sông Hiếu hiền hòa, làng hoa An Lạc (Phường Đông Giang, thành phố Đông Hà) từ lâu đã nức tiếng gần xa với nghề trồng hoa truyền...
QTO - Vào mùa mưa bão, không chỉ nắm bắt thông tin dự báo thời tiết để đưa tàu thuyền về bờ trú tránh, các chủ tàu, thuyền trưởng còn phải biết cách neo...
QTO - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của đất nước, cùng với các thị trường khác, thị trường lao động Quảng Trị đang ngày càng diễn ra sôi động,...
QTO - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải cách thủ tục hành chính, thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường...
QTO - Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh đã chỉ đạo các thành viên và BCĐ 389 các huyện, thị xã, thành phố theo dõi sát diễn biến tình hình thị...
QTO - Những năm gần đây, nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm của lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa có sự chuyển biến...
QTO - Thời gian qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) cùng các trung tâm dịch vụ việc làm tích cực cung cấp thông tin, tư vấn, định...
QTO - Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), cùng với chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh đã quan tâm thu hút, ưu tiên đầu tư phát triển...