Cập nhật:  GMT+7

Anh Lê Công Hiếu với nhiều sáng kiến có giá trị thực tiễn

Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin chuyên về phần mềm và trí tuệ nhân tạo-Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với tấm bằng loại ưu, anh Lê Công Hiếu tự nguyện về công tác tại quê nhà Quảng Trị, được Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) tuyển dụng vào làm việc.

Anh Lê Công Hiếu với nhiều sáng kiến có giá trị thực tiễn

Mô hình kết nối của hệ thống PMIS-AI với phần mềm kiểm tra hiện trường PMIS được liên kết với Đông Hà IC -Ảnh: T.N

Sau 18 năm công tác, từ một chuyên viên đến nay là Phó trưởng Phòng Công nghệ Thông tin của PC Quảng Trị, anh Lê Công Hiếu đã cho ra đời hàng loạt sáng kiến, sáng tạo có tính đột phá được áp dụng vào thực tiễn hoạt động của ngành điện. Một trong những nghiên cứu của anh Hiếu đã đạt sáng kiến cấp Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) và được nhân rộng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đề tài “Ký số điện tử bằng sim mobile CA trên thiết bị di động”.

Xuất phát từ thực tế các văn bản ký số bằng USB Token qua máy tính gây khó khăn trong việc để lãnh đạo ký, duyệt kịp thời. Nếu lỡ quên đem theo USB Token là không thể ký được. Đặc biệt là khi lãnh đạo đi công tác trong và ngoài nước thì việc ký văn bản, giấy tờ, truyền đạt thông báo hay cần chỉ đạo tức thời sẽ bị chậm trễ, việc sản xuất, kinh doanh cũng ảnh hưởng theo.

Vì thế, anh Hiếu suy nghĩ cần phải đưa ra giải pháp thuận lợi hơn trong việc ký văn bản điện tử, giúp cho lãnh đạo ký văn bản mọi lúc, mọi nơi. Tính nghiên cứu, sáng tạo trong nghiên cứu này của Hiếu là đưa công nghệ mới ký điện tử trên sim mobile CA giúp dễ sử dụng mà không cần cài đặt, ở bất cứ đâu cũng có thể ký. Sim CA tích hợp/hoặc độc lập tùy lựa chọn theo số điện thoại đã dùng, có thể ký bất cứ trên thiết bị nào như máy tính bàn, xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng và xác thực bằng điện thoại có gắn sim CA.

Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành và sản xuất, kinh doanh. Theo anh Hiếu, sáng kiến trên được triển khai đầu tiên trong lĩnh vực ký số điện tử trên Sim mobile CA tại Việt Nam. Sáng kiến được EVNCPC tặng thưởng về giải pháp đoạt giải ý tưởng sáng tạo, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị trao giải Ba về sáng kiến, sáng tạo khoa học năm 2017-2018.

Từ khi UBND thành phố Đông Hà khai trương Trung tâm Điều hành đô thị thông minh (Đông Hà IC), anh Lê Công Hiếu đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống “Phản ánh hiện trường điện lực” và đề xuất với công ty liên hệ Đông Hà IC tích hợp lên hạng mục “Phản ánh hiện trường điện lực” để người dân có thể ngồi tại nhà phản ánh về lĩnh vực điện lực một cách nhanh nhất.

Từ năm 2021, tỉnh Quảng Trị đưa liên kết vào sử dụng hệ thống phản ánh hiện trường điện lực giúp cho PC Quảng Trị nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc khách hàng, vận hành an toàn lưới điện phục vụ phát triển kinh tếxã hội của tỉnh, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số của công ty trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng điện.

Mới đây, anh Lê Công Hiếu đã cùng với tập thể cán bộ, nhân viên PC Quảng Trị nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện tử hình ảnh, video thu thập của drone/UAV từ nhiệm vụ bay.

Xuất phát từ thực tế trước đây việc phát hiện các tồn tại, bất thường như vi phạm hành lang tuyến, hư hỏng cách điện/phụ kiện, dây dẫn đều phải do công nhân thực hiện kiểm tra bằng mắt, ống nhòm hay thông qua hình ảnh từ flycam/drone chụp về từ hiện trường. Sau đó, công nhân cập nhật hình ảnh và kết quả theo danh mục phân loại tồn tại vào phần mềm kiểm tra hiện trường bằng hình thức thủ công, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian nhưng lại không đạt độ chính xác cao.

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu, việc áp dụng AI có thể nhanh chóng xác định các vị trí bất thường của lưới điện thông qua hình ảnh video thu thập được từ các thiết bị bay tự động drone UAV một cách chính xác mà không cần phải dựa vào việc kiểm tra thủ công trong quản lý, vận hành lưới điện.

Lợi ích của sáng kiến trên không chỉ giảm bớt công sức và thời gian cho việc kiểm tra mà còn giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao độ an toàn cho người lao động. Hơn nữa, sự phát hiện nhanh chóng và chính xác cũng giúp cho việc bảo dưỡng và sửa chữa được tiến hành kịp thời. Nhờ đó giảm thiểu rủi ro về mất mát tài sản và cả những tình huống tiềm ẩn nguy hiểm.

Với sáng kiến này, anh Lê Công Hiếu và cùng tập thể đã đoạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Trị và giải Nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2024. Từ việc nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo nói trên khi áp dụng vào thực tế công việc đã làm lợi gần 25,2 tỉ đồng/năm, góp phần tăng doanh thu cho PC Quảng Trị. Vì vậy, EVN có quyết định công nhận và đưa vào áp dụng rộng rãi trong toàn ngành điện.

Ngoài 3 sáng kiến tiêu biểu kể trên, anh Lê Công Hiếu còn có nhiều sáng kiến được công nhận, áp dụng tại PC Quảng Trị, EVNCPC như: Tổng đài mềm tự động xử lý phiếu CRM từ tổng đài 19001909 để thay thế nhân viên trực xử lý phiếu, tiết kiệm hàng chục nhân lực trục xử lý “3 ca 4 kíp” như truyền thống; triển khai hệ thống theo dõi thông số vận vành và tự động gửi tin nhắn cảnh báo thông tin sự cố các thiết bị đóng cắt trên lưới điện...

Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn PC Quảng Trị Trần Quang Đông cho biết thêm: “Đối với lĩnh vực công nghệ đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới, tìm tòi các giải pháp có tính thực tiễn cao. Từ đó, anh Lê Công Hiếu đã cho ra đời nhiều sáng kiến, giải pháp mới được PC Quảng Trị, EVNCPC và EVN đánh giá cao, đưa vào áp dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những sáng kiến của anh Hiếu đã tiết kiệm được nhân lực và làm lợi hàng tỉ đồng cho công ty.

Để động viên kịp thời và hỗ trợ tích cực cho hoạt động sáng tạo của cá nhân anh Hiếu cũng như phong trào thi đua lao động sáng tạo trong công ty, Công đoàn công ty luôn quan tâm chia sẻ, hỗ trợ, khen thưởng kịp thời để tiếp thêm nguồn động lực, sự hứng khởi trong nghiên cứu, sáng tạo”.

Tân Nguyên

Tin liên quan:
  • Anh Lê Công Hiếu với nhiều sáng kiến có giá trị thực tiễn
    Nhiều sáng kiến có giá trị hỗ trợ tích cực hoạt động sản xuất - kinh doanh ở ...

    Sự ra đời của sáng kiến “Thay đổi quy trình công nghệ của hệ thống máy tách bã để tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm sản xuất” là bước đột phá về công nghệ, không chỉ góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa mà còn mang lại nguồn lợi hàng chục tỉ đồng cho Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (gọi tắt là SEPON GROUP).

  • Anh Lê Công Hiếu với nhiều sáng kiến có giá trị thực tiễn
    Sáng tạo từ thực tiễn cuộc sống

    Tại Cuộc thi Sáng tạo trẻ Quảng Trị lần thứ XIII năm 2024, nhiều sản phẩm dự thi của các bạn trẻ đã thu hút sự quan tâm của ban giám khảo bởi tính sáng tạo và khả năng ứng dụng trong thực tế. Trong đó, đáng chú ý là sản phẩm thiết bị điều khiển đèn, quạt, báo cháy tự động trong lớp học của nhóm tác giả: Trịnh Bảo Như, Trần Nguyễn Thủy Tiên (Trường TH & THCS Trung Sơn) và phần mềm nhận diện và cảnh báo dòng chảy rút xa bờ qua hình ảnh từ camera của tác giả Hoàng Duy Quản Trọng (Trường THPT Gio Linh), huyện Gio Linh đã đoạt giải Nhất.

  • Anh Lê Công Hiếu với nhiều sáng kiến có giá trị thực tiễn
    Ý tưởng sáng tạo “nảy mầm” từ thực tiễn

    Từ niềm đam mê tin học và mong muốn góp sức bảo vệ môi trường, 2 học sinh lớp 9G, Trường THCS Phan Đình Phùng, TP. Đông Hà là Lê Minh Nhật và Nguyễn Cát Nhã đã tìm hiểu, học cách sử dụng ngôn ngữ Scratch để lập trình điều khiển robot phân loại rác thải. Đề tài của các em đã đoạt Giải Khuyến khích cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần XIX, năm 2023”.


Tân Nguyên

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tiện ích của học bạ số

Tiện ích của học bạ số
2024-11-20 06:10:00

QTO - Sau hơn một năm triển khai thí điểm, học bạ số được phần đông cán bộ, giáo viên tại các trường tiểu học, trường có cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long