Cập nhật:  GMT+7

Vì sao hàng loạt công ty phương Tây không rời khỏi Nga như dự đoán?

Các công ty này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức pháp lý nếu rời khỏi Nga.

Hôm thứ Hai, tờ Financial Times cho biết hơn một nửa doanh nghiệp nước ngoài tuyên bố rời khỏi Nga khi xung đột tại Ukraine nổ ra vẫn ở lại nước này.

Tờ báo này cho biết hoạt động tiêu dùng phục hồi bất chấp các lệnh trừng phạt từ phương Tây cũng như trở ngại về thủ tục hành chính khiến các công ty không muốn rời đi.

Theo dữ liệu do Trường Kinh tế Kiev tổng hợp, các doanh nghiệp của Anh như: thương hiệu mỹ phẩm Avon và nhà sản xuất hàng tiêu dùng Reckitt, công ty ngành khí công nghiệp Air Liquide của Pháp cùng với 2.710 công ty nước ngoài khác tiếp tục hoạt động ở Nga kể từ ngày 5/5. Khoảng 1.600 công ty đã rời khỏi hoặc cắt giảm hoạt động tại nước này.

Vì sao hàng loạt công ty phương Tây không rời khỏi Nga như dự đoán?

Nhiều công ty vẫn chọn ở lại Nga. Ảnh: RT

Nhiều công ty phương Tây đã tuyên bố rời khỏi thị trường Nga kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022. Các ông lớn ngành ô tô Volkswagen và Renault, công ty đa quốc gia về dầu khí Shell và British Petroleum, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s và gã khổng lồ nội thất Thụy Điển IKEA đã rời khỏi thị trường Nga.

Tuy vậy, nhiều công ty vẫn chọn ở lại nước này.

Một nhân viên làm việc với các công ty phương Tây tại Nga cho biết: “Trong những tuần đầu tiên, các công ty đã rời khỏi Moscow nhằm thể hiện lập trường phản đối xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, họ đã gặp một số thách thức buộc phải lựa chọn giữa ở lại hay rời đi, mà phổ biến là bán công ty với giá vô cùng thấp”.

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính phức tạp cũng gây ra không ít trở ngại cho người đứng đầu doanh nghiệp. Chẳng hạn, việc các công ty phương Tây bán tài sản cho người mua Nga phải được sự chấp thuận của Uỷ ban chính phủ do Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov đứng đầu. Theo truyền thông Nga, Bộ Tài chính nước này đã áp dụng mức chiết khấu bắt buộc 50% đối với việc bán tài sản của các công ty thuộc những quốc gia không thân thiện với Nga và thuế xuất cảnh tối thiểu 15%.

Ngoài ra, sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Nga cũng là một trong những yếu tố khiến các công ty nước ngoài quyết định ở lại nước này. Theo dữ liệu do Dịch vụ thống kê quốc gia Rosstat cung cấp, trong quý đầu tiên của năm 2024, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Vào tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn tất cả các nền kinh tế tiên tiến trong năm 2024. Tổ chức này dự báo GDP của nước này sẽ đạt mức tăng 3,2%, vượt qua mức tăng dự kiến của Mỹ (2,7%), Anh (0,5%), Đức (0,2%) và Pháp (0,7%).

Theo Rosstat, tiền lương thực tế ở Nga cũng tăng gần 8% vào năm ngoái – mức tăng lớn nhất trong 5 năm.

Mondelez, Unilever và Nestle cũng là những công ty chọn ở lại Nga. Giám đốc điều hành của công ty bánh kẹo Mondelez cho biết cổ đông của công ty không muốn họ rời khỏi Nga.

Hồi đầu tháng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt mục tiêu đưa GDP nước này đứng thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Chính phủ nước này công bố một loạt biện pháp nhằm chuyển đổi nền kinh tế đất nước và thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, như: cải cách lao động, khuyến khích kinh doanh, tăng năng suất kinh tế.

Long Hải


Long Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long