{title}
{publish}
{head}
Sau lệnh cấm của Trung Quốc đối với các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản, với động thái răn đe việc chính quyền Tokyo xả nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương vào năm ngoái, ngành thủy sản đất nước mặt trời mọc ngày càng mở rộng mạng lưới, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới nhằm tránh sự phụ thuộc vào nền kinh tế số hai thế giới.
Yasuhiro Yamazaki, Chủ tịch nhà bán buôn hải sản Yamaharu tại chợ cá Toyosu, Tokyo, một trong nhiều người bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này và đã buộc phải đi tìm thị trường mới, cho biết: “Doanh số bán hàng đã giảm đi một nửa. Lệnh cấm đã khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm những thị trường mới”.
Hải sản Nhật Bản đang được ưa chuộng tại thị trường Mỹ, Singapore và Malaysia. Ảnh: The Japan Times
Người đàn ông này đã tìm kiếm nguồn khách hàng mới tại nhiều khu vực trên khắp thế giới, từ bãi biển Hawaii, các thành phố lớn như: Los Angeles và Houston, cho đến các thị trường lớn ở Singapore và Malaysia.
Đây cũng là động thái mà hầu hết các doanh nghiệp hải sản trên khắp Nhật Bản đều thực hiện nhằm giảm thiểu tác động từ lệnh cấm của Trung Quốc.
Tháng trước, Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức một sự kiện nhằm quảng bá hải sản nước này tại Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, cũng là nơi tập trung của cộng đồng người gốc Nhật khá lớn, thu hút khoảng 100 nhà nhập khẩu hải sản địa phương đến nếm thử các món ăn từ sò điệp và cá đuôi vàng Nhật Bản.
Một đầu bếp tại nhà hàng địa phương cho biết: “So với các loại hải sản nước ngoài khác, sò điệp và cá đuôi vàng Nhật Bản mềm và có hương vị tinh tế hơn. Tôi muốn sử dụng chúng trong nhà hàng của mình”.
Theo dữ liệu về ngành thủy sản, vào năm 2022, sò điệp chiếm khoảng 1/4 giá trị xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản, với hơn một nửa trước đó được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Để ứng phó với lệnh cấm từ Trung Quốc, Chính phủ Nhật Bản và ngành hải sản đang tìm kiếm các lộ trình chế biến và xuất khẩu mới, bao gồm chế biến sò điệp tại Mexico cho thị trường Mỹ, từ bỏ phương pháp chế biến truyền thống như ở Trung Quốc.
Bất chấp nhiều thách thức, ngành thủy sản Nhật Bản đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ. Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, vào năm 2023, nước này đã đạt mức kỷ lục 1,45 nghìn tỷ yên (9,63 tỷ USD) trong xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp, trong đó Mỹ và Hồng Kông đang đóng vai trò quan trọng để bù đắp sự sụt giảm doanh số bán hàng từ Trung Quốc.
Hồng Kông đã ban hành lệnh cấm có giới hạn đối với hải sản Nhật Bản sau vụ xả nước Fukushima, cấm nhập khẩu từ một số khu vực nhất định. Theo Asahi Shimbun, lệnh cấm xuất khẩu của Hồng Kông không ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán sò điệp và hải sản do chúng chủ yếu đến từ các tỉnh không nằm trong phạm vi lệnh cấm.
Tuy nhiên, tương lai của mối quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn.
"Ngay cả khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm, chúng tôi cũng chưa chắc có thể quay lại mối quan hệ trước đây” – ông Yamazaki cho biết, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với ngành hải sản Nhật Bản.
Ông nói thêm: “Chúng tôi mong muốn có thể đưa hải sản chất lượng cao đến với khách hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi mối quan hệ hai bên ngày càng xa cách”.
Luật Anh(Theo The Japan Times)
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Trung Quốc đã chính thức khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt mới nối Kashgar, thành phố ở phía Tây Bắc nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan.
QTO - Các nền kinh tế lớn tại châu Á đang đẩy mạnh đầu tư công vào nhiều lĩnh vực then chốt, trong đó chú trọng củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng giao...
(SGGP) - Ngày 25-2, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã đánh giá kế hoạch của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đối...
QTO - Berlin cho biết khó có thể cung cấp tên lửa hiện đại bậc nhất Taurus cho Kiev để đối đầu với Moscow.
QTO - Chip bán dẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của những gã khổng lồ trong giới công nghệ.
(CLO) Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã công bố một kế hoạch cho Gaza thời hậu chiến và nó vấp phải sự chỉ trích từ đồng minh chủ chốt là Mỹ. Chính quyền Palestine và...
(Vietnam+) - Ngày 23/2, Liên hợp quốc cho biết sẽ tiếp tục giữ liên lạc và làm việc với Nga và Ukraine để đảm bảo duy trì nguồn cung lương thực và phân bón không bị hạn chế ra...
QTO - Trong tương lai, ông Netanyahu muốn loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của Hamas cũng như chính quyền Palestine tại Gaza.
(Tin Tức) - Rạng sáng 24/2 theo giờ Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp phiên đặc biệt để thảo luận về cuộc xung đột Nga – Ukraine.
(NLĐ) - Israel vừa quyết định cử phái đoàn tham gia các cuộc đàm phán tại thủ đô Paris - Pháp vào cuối tuần này về một thỏa thuận tiềm tàng liên quan đến ngừng bắn và thả con...
QTO - Nhiều quốc gia ưu tiên mua vũ khí của Seoul do giá cả hợp lý cũng như tốc độ giao hàng nhanh.