
{title}
{publish}
{head}
Theo hãng tin Reuters, ngày 27/6 (theo giờ Mỹ), hai nước Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) sẽ cùng ký một thỏa thuận hòa bình do Mỹ làm trung gian tại Washington, làm dấy lên hy vọng chấm dứt nhiều năm xung đột khiến hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.
Các thành viên của nhóm vũ trang M23 tuần tra trên một đường phố ở Goma (CHDC Congo) vào ngày 29/1/2025. Ảnh: Getty Images.
Thỏa thuận này đánh dấu một bước đột phá trong các cuộc đàm phán do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump làm cầu nối, với mục tiêu chấm dứt bạo lực cũng như thu hút hàng tỷ USD đầu tư từ phương Tây vào khu vực giàu nguồn tài nguyên tantalum, vàng, cobalt, đồng, lithium và các khoáng sản khác.
Theo AFP, Tổng thống Trump đã ca ngợi những nỗ lực ngoại giao dẫn đến thỏa thuận này và công khai “phàn nàn” rằng ông chưa nhận được giải Nobel Hòa bình với những đóng góp trên. Tuy nhiên, thỏa thuận trên cũng vướng vào một số “quan ngại” khi cho rằng chính quyền ông Trump đang tìm cách cạnh tranh với Trung Quốc cũng như hưởng lợi từ nguồn tài nguyên dồi dào ở phía Đông rộng lớn của Congo – một khu vực vốn lâu nay đầy biến động.
Theo lịch trình được công bố, chiều ngày 27/6, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio sẽ đón tiếp người đồng cấp của Rwanda và CHDC Congo đến tham dự lễ ký kết tại Bộ Ngoại giao. Sau buổi lễ, hai ngoại trưởng của Rwanda và CHDC Congo dự kiến sẽ gặp Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.
Một nguồn thạo tin cho biết thêm, một thỏa thuận khác liên quan đến khuôn khổ hội nhập kinh tế khu vực – nằm trong nỗ lực thúc đẩy đầu tư phương Tây vào châu Phi – cũng sẽ được ký kết bởi các nguyên thủ quốc gia trong một sự kiện riêng tại Nhà Trắng, thời gian chưa được xác định.
Nguồn tin này cho biết, để ký được khuôn khổ kinh tế trên, điều kiện then chốt là phải đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán đang diễn ra tại Doha – một tiến trình trung gian song song khác với sự tham gia của phái đoàn chính phủ CHDC Congo và nhóm nổi dậy M23 do Rwanda hậu thuẫn.
Các chuyên gia kỹ thuật của hai nước đã ký tắt vào bản dự thảo thỏa thuận hòa bình trong tuần trước, trong đó đề cập đến các vấn đề như toàn vẹn lãnh thổ, “cấm các hành động thù địch”, cùng với các điều khoản về rút quân, giải trừ quân bị và sáp nhập các “nhóm vũ trang phi nhà nước” theo các điều kiện nhất định.
Thỏa thuận cũng viện dẫn cơ chế từng được nhất trí trong một nỗ lực hòa giải trước đó do Angola làm trung gian, nhằm giám sát và xác thực việc Rwanda rút quân trong vòng ba tháng. Bên cạnh đó, các chiến dịch quân sự của CHDC Congo nhằm vào Lực lượng Dân chủ giải phóng Rwanda (FDLR) – một nhóm vũ trang hoạt động tại CHDC Congo - cũng sẽ kết thúc trong cùng khung thời gian trên.
Trước đó vào ngày 26/6, theo một số nguồn tin, các nhà đàm phán CHDC Congo đã từ bỏ yêu cầu với việc binh sĩ Rwanda phải rút khỏi miền Đông nước này ngay lập tức, qua đó tạo điều kiện để hai quốc gia từng là đối thủ lâu năm ký kết thỏa thuận vào ngày 27/6.
Theo các nhà phân tích và giới ngoại giao, Rwanda được cho là đã gửi ít nhất 7.000 binh sĩ qua biên giới để hỗ trợ lực lượng nổi dậy M23 - lực lượng trước đó đã nhanh chóng chiếm giữ 2 thành phố lớn nhất miền đông CHDC Congo cùng nhiều khu khai thác khoáng sản “màu mỡ” khác trong một cuộc tiến công chớp nhoáng đầu năm nay.
CHDC Congo cáo buộc Rwanda hỗ trợ M23 bằng cách gửi binh lính và vũ khí. Trong khi, phía Rwanda từ lâu đã bác bỏ việc hậu thuẫn M23, nói rằng binh sĩ của họ chỉ hành động để tự vệ trước quân đội CHDC Congo và các nhóm dân quân người Hutu có liên hệ với cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994.
Bình Thanh/Báo Tin tức và Dân tộc
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/7 đã cho biết thêm các chi tiết của thỏa thuận thương mại với Indonesia vốn được ông công bố tuần trước.
Toàn quyền Australia Sam Mostyn bày tỏ ấn tượng khi xem các hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt rất thích thú xem hết video ca nhạc "Bắc Bling."
Kế hoạch công bố ranh giới hai công viên biển của Hy Lạp bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, cho rằng đây là hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý trong các tranh chấp tại Biển...
Theo truyền thông Lào, 70 bức tượng Phật cổ mới được phát hiện tại tỉnh Champasak có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 17 hoặc 18, trong đó có 69 bức tượng được chế tác bằng bạc và...
Bất chấp lệnh ngừng bắn toàn diện do Chính quyền Syria công bố, các cuộc giao tranh ác liệt tiếp tục nổ ra tại tỉnh Sweida của Syria, trong ngày hôm qua, cướp đi mạng sống của...
Người phát ngôn Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại của Quốc hội Iran Ebrahim Rezaei ngày 19/7 cảnh báo Tehran có thể rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt...
Tỉnh Hải Nam và Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, đã ban bố tình trạng cảnh báo cao độ khi bão Wipha tiến vào Biển Đông, mang theo gió mạnh và mưa lớn đến hai tỉnh này.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 26/6 đưa ra tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình ở Trung Đông, nhấn mạnh tránh leo thang...
VOV.VN - Thái Lan hôm 25/6 đã chính thức ra mắt Trung tâm thực hành quản trị AI (AIGPC), khẳng định tham vọng trở thành trung tâm khu vực về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) có đạo đức.
Trong một thông điệp gửi tới toàn dân được hãng thông tấn chính thức IRNA đăng tải vào ngày 24/6, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố “kết thúc cuộc chiến 12 ngày” do...
VOV.VN - Trong một động thái trả đũa cuộc tấn của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân hôm 22/6, Iran đã thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa tối qua (23/6), nhằm vào căn cứ không quân...
(PLO)- Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp khẩn bàn vụ Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.