{title}
{publish}
{head}
Tỉnh Quảng Trị sở hữu hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng với 110 loài thú, 198 loài chim, 147 loài lưỡng cư, bò sát, hơn 72 loài cá nước ngọt và khoảng 2.152 loài thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, mua bán và sử dụng động vật hoang dã ngày càng gia tăng đã đẩy nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, việc bảo vệ động vật hoang dã là hết sức cấp bách và cần sự chung tay của chính quyền địa phương, ban, ngành các cấp cũng như cộng đồng dân cư.
Lực lượng chức năng thu giữ động vật hoang dã bị vận chuyển, buôn bán trái phép -Ảnh: T.N
Từ năm 2020 đến tháng 12/2023, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 31 vụ vi phạm liên quan đến động vật hoang dã với tổng số tiền phạt 208 triệu đồng. Các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm đã chăm sóc, cứu hộ các cá thể động vật rừng từ người dân giao nộp và tổ chức thả về môi trường tự nhiên với 159 cá thể động vật rừng, trọng lượng 282 kg.
Lực lượng công an, các đồn biên phòng, các trạm kiểm lâm, hạt kiểm lâm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên các nhà hàng, cơ sở nuôi, kinh doanh động vật hoang dã, các chợ chim, các tuyến vận chuyển hàng hóa trọng điểm, đầu nậu về săn, bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã, chim di cư; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã, chim di cư.
Tăng cường kiểm tra các hoạt động nuôi, buôn bán, phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại ra môi trường tự nhiên, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về động vật hoang dã. Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR xây dựng kế hoạch tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật hoang dã trên các tuyến đường khu vực biên giới giữa Việt Nam và Lào, khu vực 2 Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay, trên tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 9. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triệt phá dứt điểm các khu chợ, tụ điểm buôn bán các loài động vật hoang dã trái pháp luật trên địa bàn.
Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, bắn, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật động vật hoang dã; thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chủ động đấu tranh, tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn, lực lượng Kiểm lâm đã tổ chức tuyên truyền 84 đợt qua hệ thống loa phóng thanh xã, 25 cuộc họp thôn/1.956 lượt người tham gia, tổ chức gắn 39 biển tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã tại 19 nhà hàng, quán ăn trên địa bàn các huyện; tổ chức họp 3 cộng đồng thôn được giao rừng tự nhiên để tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã gồm thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng; thôn Xa Đưng và thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt.
Thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm đã tổ chức 207 đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến đường vận chuyển hàng hóa trọng điểm và các nhà hàng, cơ sở nuôi động vật hoang dã, các khu chợ, tụ điểm buôn bán các loài động vật hoang dã, chim di cư, đồng thời kiểm tra tình hình xâm hại rừng tự nhiên tại các Tiểu khu 700A, 700B và 686Đ xã Đakrông.
Qua tuần tra đã phát hiện và tháo dỡ, phá hủy 50 bẫy động vật rừng các loại tại Tiểu khu 700B. Lực lượng công an tổ chức hội đồng xử lý tang vật vi phạm hành chính gồm 14 cá thể don, cầy vòi mốc, cầy vòi hương, trọng lượng 38,5kg.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 41 cơ sở nuôi động vật hoang dã với 14 loài/4.571 cá thể, trong đó có 25 cơ sở nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm với 8 loài/1.534 cá thể; 16 cơ sở nuôi động vật hoang dã thông thường với 6 loài/3.037 cá thể. Qua các đợt kiểm tra, các cơ sở gây nuôi đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật rừng thông thường.
Các cơ sở nuôi đều có hồ sơ chứng minh nguồn gốc động vật rừng gây nuôi hợp pháp; tại các cơ sở đều có sổ theo dõi hoạt động gây nuôi; các loại hồ sơ nhập, xuất động vật gây nuôi được lưu trữ đầy đủ, theo đúng quy định; có thông báo hoạt động nuôi động vật rừng thông thường; đảm bảo các điều kiện an toàn cho người, chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường và thú y; chuồng, trại xây dựng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài nuôi.
Nhìn chung, công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã thực hiện thường xuyên, góp phần bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học; hoạt động gây nuôi động vật hoang dã được giám sát chặt chẽ, đúng quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở nuôi trong việc gây nuôi phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh quán triệt việc thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.
Tăng cường phổ biến quán triệt các văn bản pháp luật về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật rừng, thực vật rừng hoang dã nguy cấp.
Đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân không mua bán, vận chuyển, sử dụng sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật, đồng thời khuyến khích người dân thông tin, tố giác các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết mổ, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, quảng cáo, tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật hoang dã. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tân Nguyên
QTO - Ông Nguyễn Thế Chiến (sinh năm 1953), trú xã tại Tự Nhiên, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội cho biết, tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9, tỉnh...
QTO - Chỉ còn hơn một tháng nữa là hết năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tập trung tối đa nguồn lực, chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ...
QTO - Trước nguy cơ dân ca và các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình bị mai một dần và có thể mất hẳn, ông Hồ Văn Lý, người dân tộc Vân Kiều ở thôn...
QTO - Trong năm qua, Hội Khuyến học tỉnh đã nỗ lực kết nối với các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm trong và ngoài nước để trao nhiều phần quà, suất học bổng...
QTO - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa yêu cầu các địa phương thực hiện đúng quy chế tuyển sinh THPT theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN...
QTO - Trong bối cảnh an ninh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, để bảo vệ hòa bình cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân và...
QTO - Hiện nay, toàn huyện Triệu Phong có 4.173 công nhân, viên chức, lao động (CNVC,LĐ), trong đó lao động ngoài nhà nước 1.506 người. Tổng số đoàn viên...
QTO - Sau thời gian triển khai, mô hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không tệ nạn xã hội” tại các trường học trên địa bàn tỉnh đang phát huy...
QTO - Là nơi trực tiếp, gần dân nhất trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu, thời gian qua, tuyến y tế cơ sở (YTCS) trên địa bàn tỉnh...
QTO - Khắc ghi lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”, những năm qua, cùng với đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo nguồn nhân...
QTO - Sau gần 3 năm triển khai thi công, đến nay 2 cây cầu bê tông cốt thép trên địa bàn thôn Tân Quang, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, thuộc một công trình...
QTO - Huyện Hướng Hóa có 21 xã, thị trấn với dân số 96.120 người; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 48.669 người, chiếm 50,6% dân số toàn huyện....