{title}
{publish}
{head}
Huyện Đakrông có phần lớn người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Qua đó, từng bước nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Cán bộ người DTTS ở xã Mò Ó về tận cơ sở hướng dẫn người dân cách đăng ký thủ tục hành chính qua điện thoại thông minh -Ảnh: N.T
Mò Ó được đánh giá là một trong những địa phương ở huyện Đakrông thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS. Hằng năm, xã rà soát, nắm bắt nhu cầu thực tế của địa phương và căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên để xây dựng kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ...
Phó Chủ tịch UBND xã Mò Ó Nguyễn Đức Hoành Sơn cho hay: “Hiện nay, xã có 20 CBCCVC, trong đó người đồng bào DTTS 10 người. Nhờ được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, đến nay 100% CBCCVC ở xã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, kiến thức QP-AN.
Sau khi đội ngũ cán bộ DTTS được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về địa phương công tác đã vận dụng hiệu quả kiến thức; tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, nhất là các chính sách dân tộc được triển khai trên địa bàn xã”.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC người đồng bào DTTS như: Đề án 213/ĐAUBND, ngày 23/11/2020 phát triển nguồn nhân lực huyện Đakrông giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030; kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Đakrông (Dự án 5: phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tiểu dự án 4, Dự án 5: đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình ở các cấp)...
Hằng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch tuyển dụng CCVC, trong đó ưu tiên tuyển dụng đối với đội ngũ đồng bào DTTS, đối tượng cử tuyển. Bên cạnh đó, thường xuyên cử CBCC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các cơ chế, chính sách, đề án, dự án thực hiện gắn với đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng người DTTS đã tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện và CBCCVC của huyện được tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng làm việc, quản lý...
Những chính sách hỗ trợ đã tạo ra cơ hội, động lực để cho CBCCVC người DTTS tham gia học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng của mình đáp ứng yêu cầu của công việc và chuẩn hóa chức danh theo yêu cầu. Số lượng, chất lượng CBCCVC người DTTS tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong huyện từng bước được nâng lên.
Đội ngũ CBCCVC người DTTS, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy năng lực, sở trường, củng cố chuyên môn, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương; đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Hiện toàn huyện có 1.595 CBCCVC. Trong đó, biên chế hành chính nhà nước cấp huyện 84 người; viên chức, nhân viên các đơn vị sự nghiệp 1.247 người; CBCC cấp xã 264 người. Tổng số CBCC người DTTS 536 người, gồm: CBCCVC cấp huyện 10 người; viên chức sự nghiệp 344 người; CBCC cấp xã 182 người.
Nhờ được quan tâm về nhiều mặt nên phần lớn đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở đều đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Toàn huyện có 2 cán bộ trình độ thạc sĩ; 424 cán bộ trình độ đại học; 77 cán bộ trình độ cao đẳng; 31 cán bộ trình độ trung cấp và 2 nhân viên trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo.
Chủ tịch UBND huyện Đakrông Thái Ngọc Châu cho biết: “Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên để xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS theo lộ trình đề ra.
Phấn đấu đến năm 2030, đội ngũ trí thức của huyện Đakrông lớn mạnh, đảm bảo chất lượng và số lượng, có cơ cấu hợp lý trong các ngành, lĩnh vực, có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hằng năm, trên nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ CBCCVC người DTTS, UBND huyện xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm năng cao nhận thức của đội ngũ CBCCVC về vai trò của nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cử cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng do các cấp tổ chức”.
Ngọc Trang
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - Thời gian qua, công tác phối hợp liên ngành giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh được triển khai nhịp nhàng, đồng bộ,...
QTO - Chiến dịch truyền thông là một trong những hoạt động được ưu tiên khi thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân...
QTO - Tình trạng mù lòa gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng nói chung và người cao tuổi (NCT) nói riêng. Trong nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục...
QTO - Nhiều ngày nay, tiếng khóc con trẻ vang ra từ căn nhà nhỏ của anh Hồ Văn Hồ (sinh năm 2002), trú tại thôn Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, như...
QTO - Tồn tại trong xã hội đã lâu nhưng vài năm trở lại đây, “body shaming” (tạm dịch là miệt thị ngoại hình) mới được người ta nhắc đến nhiều hơn khi hậu...
QTO - Tác nghiệp ở Trường Sa và Nhà giàn DK1 là trải nghiệm đặc biệt đan xen cảm xúc khó quên của tôi và một số anh chị em báo chí trong chuyến công tác...
QTO - Chủ đề năm An toàn giao thông 2024 được xác định là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Thực hiện chủ đề này, lực lượng...
QTO - Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của phụ nữ, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện “túc trực” tại các tiệm make up, studio để trang điểm trước khi đi...
QTO - Cùng với hơn 1 triệu thí sinh trong cả nước, trong 2 ngày 27- 28/6/2024, 8.402 thí sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
QTO - Gia đình là tổ ấm để yêu thương. Trước thực tế xã hội, hiện tại hệ giá trị của gia đình Việt Nam đang có những biến đổi nhất định. Vì thế việc bảo...