Cập nhật:  GMT+7

Nga cảnh báo rắn trước việc EU sử dụng tài sản nước này hỗ trợ Ukraine

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng quyết định của EU về việc sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga nhằm hỗ trợ Ukraine đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu.

Nga cảnh báo rắn trước việc EU sử dụng tài sản nước này hỗ trợ Ukraine

EU đã sử dụng tài sản tài sản Nga để viện trợ cho Kiev. Ảnh: RT

Sau nhiều tháng cân nhắc, vào hôm thứ Ba, EU đã phê chuẩn việc sử dụng nguồn lợi nhuận từ sản bị phong tỏa của Moscow để viện trợ quân sự cho Kiev.

Một số quốc gia thành viên EU, bao gồm Đức và Pháp, trước đây đã phản đối việc tịch thu hoàn toàn tài sản của Nga, với lo ngại động thái trên không hợp pháp.

Theo quyết định được Hội đồng châu Âu thông qua, các trung tâm lưu ký chứng khoán nắm giữ tài sản Nga với giá trị hơn 1 triệu euro sẽ sử dụng khoản lợi nhuận ròng tích lũy được từ những tài sản này kể từ ngày 15/2/2024 để hỗ trợ Ukraine.

Tại cuộc họp báo vào hôm thứ Tư, ông Peskov cho rằng đây là động thái tước quyền sở hữu, đồng thời cảnh báo Nga sẽ có biện pháp trả đũa thích hợp dựa trên việc đánh giá tình hình thực tế.

“EU chắc chắn hiểu họ sắp phải đối diện với nguy hiểm khi tự đưa ra quyết định như vậy” – quan chức này cho biết.

Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng kế hoạch sử dụng tài sản Nga bị tịch thu nhằm hỗ trợ Ukraine là động thái làm leo thang cuộc chiến kinh tế và gia tăng căng thẳng thương mại. Bà cũng cảnh báo Nga sẽ có động thái đáp trả tương xứng.

Cũng theo quy đinh được công bố vào hôm thứ Ba, Hội đồng châu Âu cho biết EU có kế hoạch giữ lại lãi suất tạo ra từ tài sản cố định của Nga, ngay cả khi lệnh trừng phạt đối với Moscow được dỡ bỏ.

“Các khoản thu nhập phát sinh từ tài sản bị thu giữ không nhất thiết phải chuyển giao cho Ngân hàng Trung ương Nga, ngay cả trong trường hợp lệnh trừng phạt đối với nước này được dỡ bỏ” – Báo cáo cho biết.

Theo Hội đồng châu Âu, các khoản thu này không phải là tài sản có chủ quyền, do đó các quy định bảo về tài sản có chủ quyền không thể áp dụng trong trường hợp này.

Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022, các quốc gia phương Tây đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của nước này, phần lớn được lưu giữ tại EU.

Các quan chức phương Tây đã đưa ra một số đề xuất sử dụng số tiền trên, từ tịch thu hoàn toàn đến sử dụng làm tài sản thế chấp để đảm bảo các khoản vay cho Kiev. Ngoài ra, họ còn đề xuất sử dụng lợi nhuận tài sản Nga để hỗ trợ Ukraine mua sắm vũ khí.

An Thái


An Thái

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long