Cập nhật:  GMT+7

Tín hiệu tích cực trong mối quan hệ thương mại Trung Quốc - châu Âu

Thâm hụt thương mại của châu Âu đối với hàng hóa Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm, ghi nhận dấu hiệu tích cực đáng kể trong mối quan hệ song phương.

Trong ba tháng đầu năm 2024, thâm hụt thương mại của EU đối với Trung Quốc đã giảm xuống còn 62,5 tỷ euro, thấp hơn 10% so với quý trước và 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ quý 2/2021, sau khi thâm hụt đạt đỉnh 107,3 tỷ euro vào quý 3/2022, theo dữ liệu do Eurostat công bố.

Tín hiệu tích cực trong mối quan hệ thương mại Trung Quốc - châu Âu

Châu Âu đang nhập nhiều xe điện từ Trung Quốc. Ảnh: The Financial Times

Theo các nhà kinh tế, tình trạng trên phản ánh nhu cầu nội địa yếu của khu vực này, cũng như xu hướng chuyển dịch chi tiêu của người tiêu dùng EU từ dịch vụ sang hàng hóa kể từ sau đại dịch Covid-19.

Vấn đề giao thương của châu Âu đối với Trung Quốc đã trở thành trọng tâm trong các chương trình nghị sự của khối trước lo ngại về việc Bắc Kinh đang tăng cường trợ cấp cho các lĩnh vực quan trọng như: xe điện, năng lượng xanh và chất bán dẫn.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm thứ Ba đã kêu gọi EU tăng cường áp thuế đối với hàng xuất khẩu công nghệ sạch của Trung Quốc, cảnh báo tình trạng dư thừa sản phẩm giá rẻ của nền kinh tế số hai thế giới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất toàn cầu.

Nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc của EU, bao gồm cả từ các nhà sản xuất nước ngoài đặt cơ sở tại quốc gia này, đã tăng từ 1,6 tỷ USD trong năm 2020 lên 11,5 tỷ USD vào năm 2023. Cũng trong quãng thời gian trên, thị phần của các thương hiệu Trung Quốc trong lĩnh vực này tại châu Âu đã tăng gấp 4 lần lên 8% vào năm ngoái.

Brussels đã mở cuộc điều tra về khoản trợ cấp của chính phủ Bắc Kinh dành cho các tấm pin mặt trời và xe điện của nước này. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khối sẽ không áp đặt thuế với hàng hóa Trung Quốc tương tự mức Mỹ đưa ra vào tuần trước. Quan chức này cho biết thêm EU sẽ có cách tiếp cận khác đối với quy định thuế quan của Washington.

Theo các chuyên gia, gần một nửa mức giảm thâm hụt thương mại gần đây của EU đối với Trung Quốc bắt nguồn từ việc khối này ngày càng nhập nhiều hơn các sản phẩm máy móc và thiết bị vận tải, đặc biệt là xe điện từ Bắc Kinh.

Đáng chú ý là Trung Quốc đã giảm nhập khẩu máy móc và thiết bị vận tải từ EU trong sáu quý liên tiếp, trong khi châu Âu vẫn luôn duy trì đều dặn việc xuất khẩu các sản phẩm này sang quốc gia tỷ dân.

Melanie Debono, nhà kinh tế tại Pantheon Macro Economics cho biết việc Trung Quốc giảm nhập khẩu các loại hàng hóa trên sang EU trong thời gian gần đây trái ngược hoàn toàn với đợt tăng đột biến vào năm 2021 do đại dịch Covid-19.

Các nhà xuất khẩu châu Âu dường như đang hưởng lợi từ việc Mỹ áp thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng như các khoản trợ cấp của quốc gia tỷ dân cho các dự án năng lượng xanh.

Thặng dư thương mại của EU với Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 43,6 tỷ euro trong quý đầu tiên, tăng 27% so với một năm trước đó. Xuất khẩu của EU sang Mỹ đã tăng gần 4% trong thời gian đó, trong khi nhập khẩu từ nền kinh tế số một thế giới đã giảm hơn 5%.

Sander Tordoir, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Cải cách châu Âu, cho biết: “Việc Mỹ áp thuế với Trung Quốc có thể sẽ mang đến những cơ hội nhất định cho EU, đặc biệt là khi nền kinh tế số một thế giới đang tăng cường nhập khẩu hàng từ châu Âu. EU đang chiếm những ưu thế về sản xuất và xuất khẩu công nghệ xanh”.

Chuyên gia này cho biết thêm các nhà sản xuất ô tô châu Âu đã được hưởng lợi đáng kể việc kéo dài thời gian giảm thuế đối với xe điện nhập khẩu theo quy định của Đạo luật Giảm phát mà Mỹ ban hành.

Long Hải


Long Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long