{title}
{publish}
{head}
Các gã khổng lồ xe điện đang hướng đến thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng trước áp lực thuế quan từ Mỹ và châu Âu.
Vào tháng 5, Washington đã áp đặt mức thuế 100% đối với xe điện nhập khẩu từ Bắc Kinh trong bối cảnh leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Tiếp đó, Liên minh Châu Âu cũng áp mức thuế 38% đối với ba nhà sản xuất xe điện Trung Quốc: SAIC, Geely và BYD, sau khi cuộc điều tra chống cạnh tranh của Ủy ban châu Âu (EC) nhận thấy các nhà sản xuất ô tô này đã hưởng lợi lớn từ chính sách trợ cấp của Bắc Kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực sản xuất xe điện ở châu Âu.
Nhận thấy cơ hội phát triển tại thị trường các nước phương Tây đang dần bị thu hẹp, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chủ động chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á, nơi xu hướng sử dụng xe điện đang phát triển.
Các ông lớn xe điện Trung Quốc đang hướng trọng tâm vào thị trường Đông Nam Á. Ảnh: SCMP
Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Đầu tư và Doanh nghiệp Natixis ở Hồng Kông (Trung Quốc), cho biết: “Quan điểm địa chính trị trung lập của Đông Nam Á mang lại cơ hội phát triển cho các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ tăng cường đầu tư xe điện vào khu vực này, đặc biệt là tại Indonesia và Thái Lan, hai nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.”
Trong một nỗ lực nhằm củng cố thị phần xe điện tại thị trường Đông Nam Á, BYD, Xpeng và Geely đang đổ hàng tỷ USD vào các dự án tại Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
Theo báo cáo tháng 1 của EY-Parthenon, bộ phận tư vấn chiến lược của tập đoàn Ernst & Young, doanh số bán xe điện ở Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt từ 80 tỷ USD-100 tỷ USD vào năm 2035, từ mức khoảng 2 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, Indonesia được dự đoán sẽ là thị trường dẫn đấu về doanh số bán xe điện trong khu vực, với 4,5 triệu chiếc vào năm 2035.
Doanh số bán xe điện toàn cầu đã tăng 18% trong quý đầu tiên của năm 2024, phần lớn đến từ nhu cầu tiêu thụ xe điện mạnh mẽ của Trung Quốc - thị trường xe điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, doanh số bán hàng tại nền kinh tế thứ hai thế giới có thể sẽ chững lại, buộc các nhà sản xuất xe điện trong nước phải chuyển hướng sang thị trường khác như Đông Nam Á.
Theo Counterpoint Research, một công ty nghiên cứu công nghệ có trụ sở tại Hồng Kông, doanh số bán xe điện tại Đông Nam Á đã tăng hơn gấp đôi trong quý đầu tiên. Công ty này cũng cho biết hơn 70% doanh số bán xe điện trong khu vực là từ các thương hiệu Trung Quốc, dẫn đầu là BYD”.
Các gã khổng lồ xe điện Trung Quốc như: BYD, Neta Auto và Geely Auto đã công bố những kế hoạch quan trọng nhằm tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á.
Tại triển lãm ô tô ở Jakarta hồi tháng 5, các hãng ô tô cho biết họ đang giới thiệu thêm nhiều mẫu xe hấp dẫn đến người tiêu dùng Indonesia.
BYD chuẩn bị xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở Tây Java, dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2026. Cùng tại tỉnh này, Neta đã ký thỏa thuận với công ty lắp ráp ô tô Handal Indonesia Motor để sản xuất các mẫu xe điện.
Herman Tri Putra, người đại diện của Neta ở Jakarta, cho biết: “Người dân Indonesia ưa chuộng những chiếc ô tô với giá cả vừa phải nhưng vẫn đảm bảo công nghệ tiên tiến”.
Indonesia đang có kế hoạch gia tăng số lượng xe điện sản xuất trong nước lên khoảng 600.000 chiếc vào năm 2030, nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin điện hàng đầu khu vực. Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Indonesia, khoảng 17.000 xe điện đã được bán ở Indonesia vào năm 2023.
Tại Malaysia, hãng sản xuất ô tô Geely cho biết họ đang đầu tư hơn 10 tỷ USD để phát triển các cơ sở sản xuất tại Tanjung Malim, phía Bắc Kuala Lumpur.
Wang Yangchen, giám đốc điều hành tại công ty nghiên cứu thị trường Shanghai Metals Market nhấn mạnh Đông Nam Á là thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn cho các công ty xe điện Trung Quốc do ít đưa ra các han chế đối với việc nhập khẩu hay xây dựng các nhà máy sản xuất.
An Thái (Theo SCMP)
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Trung Quốc đã chính thức khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt mới nối Kashgar, thành phố ở phía Tây Bắc nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan.
QTO - Các chuyên gia cho rằng những lập luận của tổng thống đương nhiệm thiếu thuyết phục so với đối thủ.
QTO - Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã công bố một loạt kế hoạch tài chính về hỗ trợ phát triển nhà ở, nổi bật là khoản trợ giá 100 triệu...
QTO - Theo giới chức Ai Cập, có hơn 50.000 người hành hương tới Ả Rập Saudi trong năm nay. Số người thiệt mạng chủ yếu do phải đối mặt với cái nóng gay gắt.
QTO - Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Mỹ được công bố vào hôm thứ Năm cho thấy Trung Quốc đã chi 230,8 tỷ USD trong...
QTO - Ông Biden gặp khó trước bầu cử khi Israel công khai tuyên chiến với Hezbollah
QTO - Nga vượt qua Mỹ về xuất khẩu năng lượng sang châu Âu.
QTO - Chính quyền Bắc Kinh đang triển khai nhiều chính sách nhằm ổn định thị trường bất động sản, vốn đang đối diện trước các thách thức.
QTO - Hãng thông tấn Reuters cho biết tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 khai mạc vào chiều 13/6 ở Borgo Egnazi, nước Ý, các nhà lãnh đạo nhất trí kế hoạch...
QTO - Khi các công ty dầu mỏ ngày càng tăng sản lượng khai thác, dẫn đến thế giới phải đối mặt với tình trạng dư thừa dầu đáng kể, ước tính lên đến hàng...
QTO - Thái Lan đang lên kế hoạch kết nối tuyến đường sắt quốc gia với mạng lưới đường sắt Lào-Trung Quốc nhằm thúc đẩy thương mại giữa ba nước, với kỳ vọng...