{title}
{publish}
{head}
Kế hoạch này nhằm giúp quốc gia tỷ dân vượt qua Mỹ và trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học vũ trụ.
Chương trình phát triển quốc gia về khoa học vũ trụ đến năm 2050 đã được Cục Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố vào thứ Ba (ngày 15/10).
Chiến lược này đề ra 17 lĩnh vực ưu tiên phát triển, chẳng hạn như: tìm kiếm các hành tinh có thể sống bên trong và ngoài hệ mặt trời và sự sống ngoài trái đất, khám phá nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ, sự hình thành của các hố đen, mô tả đặc điểm của bầu khí quyển, khám phá bản chất của lực hấp dẫn, nghiên cứu lịch sử va chạm và khám phá sâu hơn về Sao Hỏa và Sao Mộc, cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng cũng như khoa học sự sống trong không gian và trọng lực vi mô.
Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực vũ trụ. Ảnh: NASA
Các kế hoạch sứ mệnh khoa học sẽ được triển khai theo ba giai đoạn, bao gồm: từ nay đến năm 2027, từ năm 2028 đến năm 2035 và từ năm 2036 đến năm 2050.
Trong thời gian tới, giai đoạn đầu sẽ được bổ sung thêm khoảng 5-8 nhiệm vụ nhằm phù hợp với mục tiêu khoa học vũ trụ dài hạn của Trung Quốc. Trong giai đoạn thứ hai, mục tiêu là phát triển và triển khai 15 sứ mệnh để tăng cường sức mạnh vũ trụ, bao gồm cả việc phóng một trạm nghiên cứu cố định trên Mặt Trăng. Ở giai đoạn ba, trong nỗ lực vươn lên dẫn đầu về khoa học và thám hiểm vũ trụ, Trung Quốc đặt mục tiêu phóng 30 sứ mệnh khoa học vũ trụ.
“Chúng tôi sẽ nỗ lực đạt được mục tiêu trong kế hoạch, hướng tới mục tiêu đưa khoa học vũ trụ của Trung Quốc đứng đầu thế giới vào năm 2035 và trở thành cường quốc khoa học vũ trụ thế giới trong các lĩnh vực quan trọng vào năm 2050” - Wang Chi, giám đốc Trung tâm Khoa học Vũ trụ Quốc gia CAS, phát biểu với các phóng viên tại Bắc Kinh.
Nỗ lực vươn lên dẫn đầu
Mỹ từ lâu đã dẫn đầu trong lĩnh vực không gian, đứng đầu thế giới về số lượng tàu sứ mệnh đã phóng. Cả cơ quan vũ trụ do liên bang tài trợ và các công ty tư nhân như SpaceX đều đang có những bước tiến lớn, chẳng hạn như: việc thử nghiệm tên lửa tái sử dụng.
Vào năm 2021, NASA đã phóng kính viễn vọng không gian James Webb, kính viễn vọng lớn nhất thế giới, vào không gian. Mỹ cũng đã phóng nhiều tàu thám hiểm Sao Hỏa thành công và đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên hành tinh đỏ sớm nhất vào những năm 2030.
Mặc dù bắt đầu chương trình không gian chậm hơn Mỹ và các cường quốc khác nhiều thập kỷ, Trung Quốc liên tiếp đạt được những dấu ấn quan trọng, bao gồm việc phóng trạm vũ trụ và trở thành quốc gia đầu tiên đưa mẫu vật từ mặt tối của Mặt Trăng về.
Được thu thập trong khi sứ mệnh Chang'e-6 thực hiện nhiệm vụ vào tháng 6, những mẫu vật này được phát hiện có những đặc điểm riêng biệt và việc nghiên cứu sâu hơn có thể tiết lộ thông tin mới về mặt trăng.
“Chúng tôi đã có những bước đột phá lớn trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Các ứng dụng không gian thể hiện qua vệ tinh truyền thông, dẫn đường và cảm biến từ xa đang bùng nổ, đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nền kinh tế quốc gia và phát triển xã hội” - Ding Chibiao, phó chủ tịch CAS, phát biểu tại cuộc họp báo.
Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh sự thiếu hụt số lượng vệ tinh khoa học vũ trụ cũng như thành tựu vượt bậc để vươn lên trở thành cường quốc hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới.
“Nghiên cứu khoa học vũ trụ của Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và chắc chắn cần phải có những cải tiến nếu muốn hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc vũ trụ hàng đầu thế giới”.
Trung Quốc đã lên kế hoạch cho một số sứ mệnh không gian, bao gồm sứ mệnh thám hiểm mặt trăng bằng robot Chang'e-7 và 8, sứ mệnh tiểu hành tinh gần Trái Đất Tianwen-2 và sứ mệnh Tianwen-3 nhằm mục đích đưa các mẫu vật từ Sao Hỏa về trước Mỹ. Quốc gia này cũng đang hợp tác với các quốc gia trên khắp thế giới để xây dựng một trạm nghiên cứu cố định trên Mặt Trăng.
Ông Yang cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với các quốc gia khác trong quá trình theo đuổi mục tiêu không gian, bao gồm các nước đang phát triển.
An Thái (Theo SCMP)
QTO - Trung Quốc đang là nhà cung cấp thiết bị năng lượng sạch hàng đầu cho khu vực Đông Nam Á.
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Những gói hỗ trợ tài chính liên tục được Bắc Kinh tung ra nhằm giúp vực dậy nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn.
QTO - Lục địa già vẫn luôn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn thay thế khí đốt từ Nga.
QTO - Chính phủ Trung Quốc kêu gọi chính quyền địa phương và các tổ chức tài chính cung cấp vốn cho những dự án đang triển khai, đồng thời tiếp tục phát...
QTO - Có thể eo biển Hormuz - điểm trung chuyển dầu mỏ và khí đốt quan trọng từ Trung Đông đến nhiều nước trên thế giới sẽ bị phong tỏa.
QTO - Các cuộc đụng đột giữa Israel với các nhóm phiến quân như: Hamas hay Hezbollah đã đẩy Trung Đông đến bờ vực, gây ra thảm họa nhân đạo tại Gaza cũng...
QTO - Phát triển năng lượng xanh với chi phí đầu tư cao cũng như thiếu hụt cơ sở hạ tầng đang là những rào cản lớn nhất đối với các quốc gia Đông Nam Á.
QTO - Indonesia đang thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trong bối cảnh nhiều chuyên gia dự đoán lĩnh vực này sẽ đóng góp 366 tỷ USD vào tổng sản...
QTO - Nhiều quan chức, chuyên gia cho rằng gói kích thích này không đủ sức để vực dậy toàn bộ nền kinh tế Thái Lan vốn đang đối mặt với nhiều thách thức...
QTO - Nạn buôn bán ma túy bất hợp pháp và tình trạng bạo lực do ma túy gây ra là những vấn đề mà Cơ quan Quản lý Ma túy của Liên minh Châu Âu đang phải đối mặt.
QTO - Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Tại các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tỷ...