{title}
{publish}
{head}
Lục địa già vẫn luôn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn thay thế khí đốt từ Nga.
Nền kinh tế châu Âu đang đối mặt với nhiều thách thức và sản lượng công nghiệp đang giảm mạnh do thiếu hụt nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga, theo Tổng giám đốc điều hành Gazprom, Aleksey Miller.
Nhận định này được đưa ra sau khi chính phủ Đức cảnh báo nước này có thể sẽ phải trải qua năm suy thoái thứ hai liên tiếp.
Phát biểu tại Diễn đàn Khí đốt Quốc tế St. Petersburg vào thứ Năm (ngày 10/10), ông Miller cho biết thị trường khí đốt EU hiện đang đối mặt với tình trạng suy giảm nhu cầu, khi giá cả liên tục cao hoặc nguồn cung hạn chế.
Tổng giám đốc điều hành Gazprom, Aleksey Miller. Ảnh: Spunik
Một số chuyên gia cho rằng điều này sẽ khiến nguồn năng lượng châu Âu rơi vào khủng hoảng. Dẫn chứng về tình hình nước Đức, ông cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng đã tàn phá nặng nề nền kinh tế số một châu Âu.
Vào năm ngoái, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước Đức đã suy giảm 0,3%, một phần do sự sụt giảm mạnh lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga. Theo thông tin từ Bộ Kinh tế Đức, GDP của nước này dự kiến sẽ giảm thêm 0,2% trong năm nay, năm thứ hai liên tiếp rơi vào tình trạng suy thoái.
Ông Miller dự báo quá trình phi công nghiệp hóa vẫn tiếp diễn tại châu Âu cùng với nhiều biến động trên thị trường khí đốt có thể dẫn đến đợt tăng mạnh về giá và gián đoạn nguồn cung. Ông cũng cho biết, các chính sách của EU đã dẫn đến sự sụt giảm gần 10% sản lượng công nghiệp, mức giảm kỷ lục trong vòng một thập kỷ.
Chuyên gia này nhấn mạnh ngành công nghiệp châu Âu khó có thể cạnh tranh với các khu vực khác, như: Mỹ hay Trung Quốc.
Trước đây, EU nhận phần lớn khí đốt từ Nga qua đường ống Nord Stream, tuy nhiên nguồn cung này đã bị cắt đứt khi đường ống này bị phá hủy vào tháng 9/2022. Theo số liệu thống kê của EU, thị phần khí đốt của Nga tại khu vực này đã giảm từ 45% vào năm 2021 xuống còn 15% vào năm 2023.
Hiện tại, khí đốt của Nga được cung cấp cho Tây Âu và Trung Âu thông qua Ukraine, theo hợp đồng được ký giữa Gazprom và Naftogaz vào năm 2019. Tuy nhiên, Kiev cho biết sẽ không gia hạn hợp đồng khi nó hết hạn vào cuối năm nay.
An Thái
QTO - Hôm thứ Sáu vừa qua, Trung Quốc công bố gói hỗ trợ kinh tế 5 năm trị giá 10 nghìn tỉ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỉ USD), nhằm giảm áp lực nợ cho chính...
QTO - Hôm thứ Sáu (ngày 8/11), Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ quan ngại về viễn cảnh Ukraine chỉ nhận được sự hỗ trợ duy nhất từ châu Âu trong cuộc...
QTO - Chính phủ Trung Quốc kêu gọi chính quyền địa phương và các tổ chức tài chính cung cấp vốn cho những dự án đang triển khai, đồng thời tiếp tục phát...
QTO - Có thể eo biển Hormuz - điểm trung chuyển dầu mỏ và khí đốt quan trọng từ Trung Đông đến nhiều nước trên thế giới sẽ bị phong tỏa.
QTO - Các cuộc đụng đột giữa Israel với các nhóm phiến quân như: Hamas hay Hezbollah đã đẩy Trung Đông đến bờ vực, gây ra thảm họa nhân đạo tại Gaza cũng...
QTO - Phát triển năng lượng xanh với chi phí đầu tư cao cũng như thiếu hụt cơ sở hạ tầng đang là những rào cản lớn nhất đối với các quốc gia Đông Nam Á.
QTO - Indonesia đang thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trong bối cảnh nhiều chuyên gia dự đoán lĩnh vực này sẽ đóng góp 366 tỷ USD vào tổng sản...
QTO - Nhiều quan chức, chuyên gia cho rằng gói kích thích này không đủ sức để vực dậy toàn bộ nền kinh tế Thái Lan vốn đang đối mặt với nhiều thách thức...
QTO - Nạn buôn bán ma túy bất hợp pháp và tình trạng bạo lực do ma túy gây ra là những vấn đề mà Cơ quan Quản lý Ma túy của Liên minh Châu Âu đang phải đối mặt.
QTO - Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Tại các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tỷ...
QTO - Dù lạc quan về triển vọng phát triển trong tương lai, song các chuyên gia vẫn thận trọng và xem xét cẩn thận phản ứng của thị trường sau khi gói kích...
QTO - Nền kinh tế số một Đông Nam Á đang gặp nhiều thách thức trên hành trình gia nhập các quốc gia có GDP bình quân đầu người cao.