{title}
{publish}
{head}
Các cuộc đụng đột giữa Israel với các nhóm phiến quân như: Hamas hay Hezbollah đã đẩy Trung Đông đến bờ vực, gây ra thảm họa nhân đạo tại Gaza cũng như đe dọa đến nền hòa bình thế giới.
Xung độ Israel và Hamas tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều sự kiện đẫm máu và đau thương trong suốt một năm. Các chiến dịch giải cứu con tin, những cuộc phản công quân sự và hành động trả đũa đã trở thành tâm điểm của cuộc xung đột, ảnh hưởng sâu sắc đến người dân Israel cũng như toàn khu vực.
Ngày 7/10/2023, Hamas đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ hơn 240 người làm con tin. Đây là một trong những cuộc tấn công lớn nhất và đẫm máu nhất nhằm vào Israel kể từ sau Holocaust. Vụ tấn công đã khiến cả thế giới chấn động và ngay sau đó, Israel bắt đầu tiến hành phản công chống lại Hamas.
Tuy nhiên, cuộc tấn công trên bộ của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) chỉ bắt đầu vào cuối tháng. Trong bối cảnh các cuộc công kích ngày càng gia tăng, Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã bày tỏ lo ngại về tình hình nhân đạo tại Gaza. Tổ chức này kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và đảm bảo viện trợ nhân đạo cho các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. Các báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đề cập đến việc các bệnh viện và cơ sở y tế bị tấn công, khiến việc cung cấp chăm sóc y tế trở nên khó khăn.
Vào tháng 11/2023, Israel đã tiến hành các cuộc đàm phán giải cứu tù nhân, bao gồm gần 40 trẻ em bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công.
Cuối tháng này, các cuộc giải cứu con tin bắt đầu, trong đó nhiều phụ nữ lớn tuổi và trẻ em đã được trả tự do và đoàn tụ với gia đình.
Quân đội IDF hoạt động ở Dải Gaza. Ảnh: IDF
Tuy nhiên, thỏa thuận thả con tin bị gián đoạn vào tháng 12/2023 khi các nạn nhân trở về Israel kể lại những câu chuyện về việc bị Hamas tra tấn và ngược đãi.
Điều này đã gây ra làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới, đặc biệt khi có thông tin về những hình thức tra tấn tàn bạo mà các con tin phải chịu đựng. Trong khi đó, tại Mỹ, Quốc hội tổ chức các phiên điều trần về phản ứng của các trường đại học đối với các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Hamas và Hezbollah đã dấy lên các cuộc tranh luận về tình trạng bài Do Thái.
Xung đột tại Gaza trở nên khốc liệt hơn vào tháng 1/2024 khi IDF tiến hành các cuộc tấn công quân sự trên bộ. Những tổn thất lớn được ghi nhận, với nhiều quân nhân IDF bị thương và thiệt mạng mỗi ngày.
Một nhóm thánh chiến Hồi giáo tại Gaza. Ảnh: The Jerusalem Post
Trong tháng 2, một cuộc giải cứu táo bạo được thực hiện bởi IDF nhằm giải thoát Louis Har và Fernando Marman, hai công dân bị Hamas giam giữ trong suốt 129 ngày. Cuộc giải cứu diễn ra thành công và được toàn thế giới hoan nghênh.
Vào tháng 4, Israel mở các cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu của Iran tại Syria, sát hại một số thành viên Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran. Đáp trả lại, Iran tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất từ trước đến nay nhắm vào Israel.
Cuộc tấn công này bao gồm hơn 170 máy bay không người lái, 30 tên lửa hành trình và 120 tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, phần lớn các tên lửa đã bị ngăn chặn do hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome và David’s Sling.
Các cuộc tấn công vào Gaza đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới quay lưng với người Israel. Thí sinh đại diện Israel trong cuộc thi Eurovision, Eden Golan, đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích do cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra. Dù vậy, cô vẫn đạt thành tích cao trong cuộc thi, đứng thứ hai theo bình chọn của khán giả. Vào tháng 5, một đoạn video về những nữ quan sát viên biên giới của IDF bị Hamas bắt giữ được công bố, gây chấn động mạnh mẽ trong dư luận quốc tế.
Trong tháng 6, Israel đã tiến hành một chiến dịch giải cứu vào Dải Gaza, trong đó bốn con tin đã được giải thoát thành công. Nổi bật trong số này là Noa Argamani, người đã trở thành biểu tượng của các con tin Israel trên toàn thế giới sau khi đoạn video về vụ bắt cóc của cô lan truyền nhanh chóng. Ba người khác là Almog Meir Jan, Andrey Kozlov và Shlomi Ziv.
Vào tháng 7, Hezbollah đã tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel, khiến 12 trẻ em thiệt mạng khi đang chơi bóng đá ở Majdal Shams. Cuộc tấn công này đã gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và đặc biệt là trong cộng đồng Druze tại Israel. Để đáp trả, Tel Aviv đã thề sẽ không ngừng các hoạt động quân sự nhằm chống lại Hezbollah. Vào cuối tháng, thủ lĩnh Hamas, Ismail Haniyeh, đã bị ám sát trong một cuộc tấn công tại Tehran, Iran. Cái chết của nhà lãnh đạo này đã giáng đòn nặng nề vào nhóm phiến quân này.
Tháng 8, Israel tiếp tục các hoạt động giải cứu con tin, trong đó nổi bật là vụ giải cứu Qaid Farhan Alkadi, một trong số tám người Bedouin bị Hamas bắt giữ. Ông đã từ chối dẫn đường khi các chiến binh Hamas thực hiện cuộc tấn công vào ngày 7/10.
Vào tháng 9, xung đột leo thang khi sáu con tin Israel bị Hamas hành quyết sau khi đã bị giam giữ trong gần 11 tháng. Sự kiện này đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên và khiến những nỗ lực chấm dứt xung đột dần rơi vào bế tắc. Vào cuối tháng, IDF đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah, cùng với một số chỉ huy cấp cao của tổ chức này.
Theo các chuyên gia, đây được coi là một bước ngoặt lớn trong cuộc xung đột dai dẳng giữa Israel và Hezbollah, mở ra cơ hội cho Tel Aviv sau nhiều năm bị nhóm vũ trang này tấn công liên tục tại biên giới phía Bắc.
Hiện tại, xung đột tại Trung Đông vẫn diễn ra căng thẳng khi Hezbollah đã liên tục thực hiện các cuộc tấn công vào Israel, đặc biệt là khu vực biên giới phía Bắc và các căn cứ quân sự. Các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo kích vào các vị trí của Israel, khiến tình hình an ninh ở khu vực này trở nên nghiêm trọng.
Đáp lại, Israel đã triển khai các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở Lebanon. Các cuộc đụng độ không chỉ dừng lại ở các cuộc bắn phá mà còn bao gồm các cuộc tấn công bằng tên lửa chính xác và các hoạt động quân sự đặc biệt khác.
An Thái
QTO - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề xuất các quốc gia thành viên NATO nâng chi tiêu quốc phòng lên mức 5% GDP, tăng đáng kể so với mục tiêu 2%...
QTO - Nhiều công ty đang chuyển hướng sang đầu tư ở Malaysia, bởi lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
QTO - Phát triển năng lượng xanh với chi phí đầu tư cao cũng như thiếu hụt cơ sở hạ tầng đang là những rào cản lớn nhất đối với các quốc gia Đông Nam Á.
QTO - Indonesia đang thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trong bối cảnh nhiều chuyên gia dự đoán lĩnh vực này sẽ đóng góp 366 tỷ USD vào tổng sản...
QTO - Nhiều quan chức, chuyên gia cho rằng gói kích thích này không đủ sức để vực dậy toàn bộ nền kinh tế Thái Lan vốn đang đối mặt với nhiều thách thức...
QTO - Nạn buôn bán ma túy bất hợp pháp và tình trạng bạo lực do ma túy gây ra là những vấn đề mà Cơ quan Quản lý Ma túy của Liên minh Châu Âu đang phải đối mặt.
QTO - Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Tại các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tỷ...
QTO - Dù lạc quan về triển vọng phát triển trong tương lai, song các chuyên gia vẫn thận trọng và xem xét cẩn thận phản ứng của thị trường sau khi gói kích...
QTO - Nền kinh tế số một Đông Nam Á đang gặp nhiều thách thức trên hành trình gia nhập các quốc gia có GDP bình quân đầu người cao.
QTO - Những đầu tàu kinh tế là Đức và Pháp đang đối mặt với các thách thức lớn về chính trị và kinh tế.
QTO - Ngành du lịch của nhiều quốc gia châu Âu suy giảm nguồn thu do mất đi một lượng lớn du khách đến từ Nga.
QTO - Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng nhiệt hạch, với các dự án lên đến hàng tỷ USD.