{title}
{publish}
{head}
Chuyển giao, nhân rộng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào thực tiễn sản xuất và đời sống là nhiệm vụ được Sở KH&CN triển khai thực hiện có hiệu quả. Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu thực tiễn, công tác nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ trong các loại hình KT-XH của tỉnh được quan tâm, từ đó tạo sự chuyển biến thực sự, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lan hồ điệp tại Hướng Hóa cho hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh -Ảnh: T.A.M
Theo yêu cầu nhiệm vụ, năm 2023, Sở KH&CN chỉ đạo triển khai thực hiện 50 nhiệm vụ KH&CN các cấp, trong đó có 29 nhiệm vụ chuyển tiếp và 21 nhiệm vụ được phê duyệt mới. Các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện theo cơ cấu ưu tiên những nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất, đời sống có tính ứng dụng cao, sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao.
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, đã đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và đời sống như: kỹ thuật tiên tiến về cơ giới hóa, tự động hóa nông nghiệp; xử lý nước thải, ô nhiễm môi trường; ứng dụng chuyển đổi số vào hệ thống quản lý canh tác thông minh, quản lý rừng, cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến nông sản; ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch, giáo dục, văn hoá...
Một số công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng vào thực tiễn và mang lại kết quả cao như: ứng dụng công nghệ blockchain vào việc truy xuất nguồn gốc nhằm quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao giá trị sản phẩm hạt tiêu và cà phê; ứng dụng quy trình công nghệ cao, internet vạn vật (IoT) vào sản xuất lan đại hồ điệp, hoa lily, dâu tây, cà chua siêu ngọt, dưa lưới; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây lâm nghiệp, hoa, dược liệu và sản xuất các loại chế phẩm vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường...
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đã đi sâu nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực theo hướng bền vững thông qua xây dựng thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và có giá trị kinh tế cao.
Công tác khảo nghiệm, tuyển chọn, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới để chọn lọc và phục tráng các giống cây trồng, con nuôi có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh được chú trọng như: nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh chuối tiêu hồng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Đakrông; xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Hải An, huyện Hải Lăng; nghiên cứu bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững loài hàu răng cưa khổng lồ tại Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây xoài ghép ĐL4, cây sầu riêng Monthong và cây chôm chôm tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa...
Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các nhiệm vụ được triển khai ở nhiều lĩnh vực đời sống văn hoá, xã hội. Các nhiệm vụ đã nghiên cứu các giải pháp tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nghiên cứu thực trạng các vấn đề xã hội và kiến nghị chính sách cho một số ngành, lĩnh vực của địa phương như: nghiên cứu giải pháp phát triển KT-XH gắn với đảm bảo QPAN ở các xã, thị trấn biên giới trên địa bàn tỉnh; đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông của tỉnh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030...
Các nhiệm vụ cũng cung cấp luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các ban đảng, chính quyền như: nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh; phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong vận động, tập hợp đoàn kết các tôn giáo và đồng bào có đạo trên địa bàn tỉnh; thực trạng và đề xuất giải pháp đánh giá chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh thông qua sát hạch định kỳ...
Nhằm hỗ trợ triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN có khả năng ứng dụng vào thực tiễn, phát huy tối đa kết quả ứng dụng của nhiệm vụ KH&CN, Sở KH&CN làm việc với một số tổ chức, đơn vị nhằm nắm bắt nhu cầu tiếp nhận các quy trình và các nhiệm vụ KH&CN.
Sở đã giới thiệu về 70 quy trình công nghệ do sở xây dựng, hoàn thiện, phát triển, làm chủ và sẵn sàng chuyển giao thông qua các nhiệm vụ KH&CN các cấp, bao gồm: 15 quy trình, công nghệ mới sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 11 quy trình sản xuất dược liệu và chế biến nông sản; 6 quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật; 33 quy trình được hình thành từ các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước; 5 quy trình về thiết kế và vận hành hệ thống tưới, nhà lưới, nhà kính tự động, bán tự động và 17 nhiệm vụ KH&CN có khả năng ứng dụng và nhân rộng vào thực tiễn sản xuất.
Thực hiện Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026, Sở KH&CN đã ban hành hướng dẫn quy trình hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; đã tổ chức các hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án; rà soát, đánh giá các hồ sơ đăng ký để làm căn cứ tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ. Năm 2023, sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ tổng kinh phí hơn 1,6 tỉ đồng cho 53 tổ chức, cá nhân.
Đánh giá về tính thực tiễn và hiệu quả của các nhiệm vụ KH&CN, Phó Giám đốc Sở KH&CN Đào Ngọc Hoàng cho biết: Những nhiệm vụ KH&CN thực hiện trên địa bàn tỉnh là những quy trình, công nghệ được nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm thành công và đã áp dụng vào thực tiễn sản xuất mang lại hiệu quả cao.
Các quy trình công nghệ được hình thành từ thực tiễn sản xuất và quay lại phục vụ thiết thực cho sản xuất ở địa phương, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp với xu thế và có ý nghĩa lớn trong việc tạo sản phẩm mới, chất lượng cao và có khả năng tham gia tiếp cận và thương mại trên thị trường. Năm 2024, Sở KH&CN tăng cường công tác quản lý, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và nhân rộng các kết quả KH&CN vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Chú trọng ứng dụng công nghệ cao, các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào các ngành, lĩnh vực. Phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong các ngành, lĩnh vực.
Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh và Đề án Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Trần Anh Minh
QTO - Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị đã triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quảcác mục tiêu, nhiệm vụ,...
QTO - Tạo điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế thực hiện tốt chính sách, pháp luật về thuế, Chi cục Thuế huyện Đakrông đã triển khai cung cấp ứng...
QTO - Xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số là mục tiêu được tỉnh Quảng Trị hướng đến nhằm tạo những giá trị mới trong quản lý, vận...
QTO - Phát huy những kết quả đạt được, năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022...
QTO - Xuất phát từ thực tế cộng với khả năng quan sát, óc sáng tạo, các em Hồ Văn Minh Triết và Trần Thành Đạt, học sinh lớp 10B1, Trường THCS & THPT...
Những người chỉnh sửa video mới vào nghề thường gặp khó khăn với nhiều đặc thù khác nhau mà họ có thể tìm thấy trong các công cụ chỉnh sửa phức tạp, đang tìm kiếm một giải pháp...
QTO - Là một trong những đơn vị đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi...
QTO - Tận dụng lá bàng già để bảo quản thực phẩm- điều không tưởng này đã được cô giáo Lê Thị Hải Minh (sinh năm 1978) và các em học sinh Trường THPT Cam...
QTO - Những năm qua, cùng với việc thực thi các gói giải pháp tài chính để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, ngành...
QTO - Đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ thông tin, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành để đảm bảo tính kịp...
QTO - Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 xác định...
QTO - Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, điện tử hóa trong công tác quản lý thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đang tích cực triển khai tuyên truyền chức năng “Bản đồ...