Cập nhật:  GMT+7

Nhiều mô hình khởi nghiệp thân thiện với môi trường

Những năm qua, chương trình đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ đoàn của tỉnh Quảng Trị quan tâm triển khai sâu rộng, đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh những hướng đi truyền thống, thanh niên Quảng Trị chủ động triển khai nhiều mô hình khởi nghiệp mới, sáng tạo, thân thiện với môi trường nhằm cải thiện kinh tế gia đình, góp phần phát triển KT- XH địa phương.

Nhiều mô hình khởi nghiệp thân thiện với môi trường

Anh Nguyễn Tiến Dũng ở thôn An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh bên vườn cây ăn quả hữu cơ của mình -Ảnh: TÚ LINH

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Trị Nguyễn Quốc Toản cho biết, phong trào đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp luôn được triển khai thực hiện rộng khắp và ngày càng nâng cao về chất lượng. Năm 2023, các cấp bộ đoàn tích cực thông tin về phong trào khởi nghiệp trong thanh niên tại địa phương, đơn vị, từ đó lan tỏa, thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo đoàn viên, thanh niên.

Trong đó chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước về phong trào khởi nghiệp. Tiếp tục vận hành và duy trì hiệu quả mạng lưới “Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Quảng Trị”. Đặc biệt, tích cực triển khai, kết nối nguồn lực nhằm đồng hành, hỗ trợ thanh niên thực hiện ý tưởng khởi nghiệp, mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mô hình trang trại cây ăn quả hữu cơ, thân thiện với môi trường của anh Nguyễn Tiến Dũng ở thôn An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh đang cho thu hoạch khiến không ít thanh niên mong muốn được học tập. Anh Dũng được Huyện đoàn Gio Linh phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gio Linh hỗ trợ cho vay ưu đãi 100 triệu đồng vào đầu năm 2023 để anh có thêm điều kiện thực hành nông nghiệp xanh.

Cùng với số vốn này và tiền gia đình dành dụm được, anh Dũng đã mở rộng quy mô sản xuất, đến nay trang trại có 500 gốc ổi, 200 gốc mãng cầu, 500 gốc cam, 200 gốc chôm chôm.

“Tôi dùng hoàn toàn phân chuồng hoai và phân ủ từ đạm cá để bón nên cây trồng phát triển tốt, ít sâu bệnh. Đặc biệt không dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Sản xuất theo hướng hữu cơ như thế này góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng sức đề kháng cho cây. Trái cây có hương vị thơm ngon hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng nhu cầu về sản xuất nông sản an toàn cho thị trường trong và ngoài tỉnh”, anh Dũng chia sẻ.

Khởi nghiệp với những công việc hướng đến bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng thu hút nhiều thanh niên quan tâm. Anh Phan Tại Long ở Khóm 4, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa vốn đam mê công việc làm nông nên sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng, đã về quê khởi nghiệp với mô hình nông nghiệp chất lượng cao.

Mô hình của anh triển khai tại thôn Hòa Hiệp, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa. Cuối năm 2020, anh Long bắt đầu trồng 5.000 cây dâu tây Hana Mộc Châu, 420 cây nho không hạt Hạ Đen trên diện tích 2.000 m2 , đến nay đã cho thu hoạch và mang lại lợi nhuận cao.

Trong quá trình phát triển mô hình, anh Long tuyệt đối không dùng phân hóa học bón cây, thay vào đó, tận dụng phân có nguồn gốc từ bã cà phê, vỏ cam quýt, bổ sung thêm các loại như chuối ngâm, phân chuồng, tro trấu... được trộn, ủ thành phân hữu cơ để bón cho cây, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và bảo vệ môi trường. Sản phẩm dâu tây và nho không hạt của anh sản xuất rất chất lượng, an toàn nên được khách ưa chuộng, không đủ cung cấp cho thị trường.

Anh Long cho biết, tháng 3/2023, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hỗ trợ nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ kênh giải quyết việc làm của tỉnh đã giúp anh Long có thêm điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, cao điểm có lúc giải quyết được việc làm cho gần 10 lao động.

Tháng 4/2023, anh được Sở Khoa học và Công nghệ khảo sát, tư vấn ứng dụng công nghệ mới tại trang trại và được hỗ trợ 50% kinh phí ứng dụng tưới phun sương kết hợp bón phân theo công nghệ Israel cho cây trồng. Tưới nước và bón phân qua đường ống theo công nghệ này giúp việc sử dụng nguồn nước hiệu quả, hợp lý, hạn chế sự bốc hơi, rửa trôi của phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và năng suất cây trồng.

Anh Dũng và anh Long là hai trong số nhiều thanh niên được đồng hành hỗ trợ trong khởi nghiệp, hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện môi trường. Thực tế cho thấy, các hoạt động đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp luôn được các cấp bộ đoàn quan tâm nhằm thúc đẩy tạo việc làm cho thanh niên phát triển kinh tế.

Năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023- 2026, hợp tác hoạt động truyền thông nghề nghiệp việc làm, nâng cao kỹ năng kinh doanh, thương mại điện tử cho thanh niên, phối hợp sử dụng và quảng bá các lợi thế, sản phẩm, dịch vụ của thanh niên khởi nghiệp.

Tổ chức diễn đàn “Kết nối cung cầu sản phẩm khởi nghiệp thanh niên” năm 2023 với sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà phân phối trong và ngoài tỉnh. Tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và năng lực chuyển đổi số cho 150 thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục vận hành hiệu quả mạng lưới thanh niên khởi nghiệp tỉnh Quảng Trị với hơn 900 thành viên tham gia. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hỗ trợ thanh niên tham gia giao dịch trên kênh hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thanh niên khởi nghiệp Quảng Trị online - Quangtrimart.vn với 200 cửa hàng đã đăng ký tham gia kênh cùng hơn 600 sản phẩm của các thanh niên trên địa bàn tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các huyện, thị, thành đoàn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp hỗ trợ thanh niên tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, qua đó, nâng tổng dư nợ vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội qua Đoàn Thanh niên tính đến hết tháng 10/2023 là 535 tỉ đồng, tăng trưởng dư nợ đạt 23%. Toàn tỉnh đang có 3 tổ hợp tác, 82 câu lạc bộ phát triển kinh tế, 492 mô hình thanh niên làm kinh tế có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Tú Linh

Tin liên quan:
  • Nhiều mô hình khởi nghiệp thân thiện với môi trường
    Khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi thỏ

    Thời gian qua, phong trào phụ nữ khởi nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ được nhiều hội viên hưởng ứng tích cực. Ngày càng có nhiều chị em hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp với khát vọng vươn lên làm giàu ngay trên quê hương mình. Trong số đó, chị Nguyễn Thị Thanh (30 tuổi), ở thôn Đâu Bình, xã Cam Tuyền thành công với mô hình nuôi thỏ New Zealand.

  • Nhiều mô hình khởi nghiệp thân thiện với môi trường
    Những mô hình khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên

    Với tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, nhiều đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã mạnh dạn xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương.


Tú Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Du nhập nuôi cá chim vây vàng cho thu nhập cao

Du nhập nuôi cá chim vây vàng cho thu nhập cao
2024-05-24 05:33:00

QTO - Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã tiến...

Thu nhập cao với mô hình kinh tế tổng hợp

Thu nhập cao với mô hình kinh tế tổng hợp
2024-05-23 05:10:00

QTO - Tuổi đời còn khá trẻ, song anh Nguyễn Đình Hợp (sinh năm 1991), Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Đông Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã xây...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết