Cập nhật:  GMT+7

Du nhập nuôi cá chim vây vàng cho thu nhập cao

Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã tiến hành thử nghiệm nuôi nhiều loại thủy sản để chọn bổ sung làm phong phú bộ giống nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá chim vây vàng là con nuôi mới được Trung tâm Khuyến nông tỉnh đưa vào nuôi thử nghiệm dưới hình thức thực hiện nhiệm vụ triển khai đề tài khoa học cấp tỉnh “Xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm”.

Du nhập nuôi cá chim vây vàng cho thu nhập cao

Mô hình nuôi cá chim vây vàng tại xã Hải An, Hải Lăng đạt kết quả vượt yêu cầu - Ảnh: T.C.L

Đến nay, mô hình đã đạt được những thành công bước đầu, mở ra nhiều triển vọng về một con nuôi thủy sản mới.

Hộ ông Võ Chí Thắng ở thôn Thuận Đầu, xã Hải An, huyện Hải Lăng được chọn nuôi thử nghiệm từ năm 2023 với diện tích 2.000 m2. Số lượng giống 6.000 con cá chim vây vàng thả nuôi với mật độ 3 con/ m2. Đây là diện tích ao hồ mà trước đây gia đình ông Thắng nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng vài năm trở lại đây bị dịch bệnh liên tục dẫn đến thua lỗ.

Thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm cá chim vây vàng, ông Thắng được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị hỗ trợ 100% chi phí con giống, thức ăn và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Kết thúc vụ nuôi, cá đạt từ 0,7 - 0,8 kg/con, tỉ lệ sống gần 80%. Sản lượng thu hoạch được trên 3,2 tấn. Với giá bán hiện nay khoảng 150 - 170 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mô hình cho lợi nhuận khoảng 160 triệu đồng.

Từ mô hình thử nghiệm thành công ở xã Hải An, đến nay mô hình nuôi cá chim vây vàng được nông dân tự nhân rộng ra các huyện ven biển của tỉnh. Mặc dù cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới nhưng kỹ thuật không khó so với nhiều đối tượng thủy sản khác, ít bị dịch bệnh, chống chịu tốt với các thay đổi của môi trường, chi phí thức ăn thấp, phát triển khá nhanh. Do đó, nuôi cá chim vây vàng hạn chế được rủi ro, người nuôi cũng ít vất vả hơn.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho cá, khi thả nuôi cá chim vây vàng, người nuôi trồng cũng chú ý cải tạo ao nuôi, xử lý mầm bệnh, vi sinh vật có hại; bố trí máy quạt nước đầy đủ để đảm bảo oxy cho cá. Ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 1,5 m trở lên.

Theo kinh nghiệm của một số người nuôi, cá chim vây vàng sống và ăn ở tầng mặt nên đã thả nuôi thêm một ít đối tượng nuôi tầng đáy để sử dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, đồng thời làm sạch ao nuôi.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị Trần Cẩn cho biết: Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới du nhập về nên quy trình nuôi thử nghiệm được cán bộ kỹ thuật theo dõi và quản lý chặt chẽ. Con giống đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Việc xử lý ao nuôi, kiểm soát các yếu tố môi trường trong vụ nuôi được thực hiện tốt nên cá lớn nhanh vượt quá yêu cầu đề ra, cho năng suất cao, khoảng 16 tấn/ha. Cá chim vây vàng được người tiêu dùng ưa chuộng nên mô hình này người dân tự nhân rộng khá nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng/ha.

Trên cơ sở kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGAP phù hợp và nhân rộng ra các địa phương khác trên địa bàn tỉnh.

Đây là một hướng sản xuất mới mở ra cho người dân nuôi trồng thủy sản của tỉnh, đặc biệt là vùng biển bãi ngang - nơi từng phát triển mạnh về nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng những năm vừa qua liên tục bị dịch bệnh nên hiệu quả không cao, thậm chí bị thua lỗ, sự thích nghi cá chim vây vàng sẽ phát triển tốt ở vùng nuôi trồng thủy sản bãi ngang này mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Việc đa dạng hóa đối tượng nuôi nước mặn, nước lợ vùng ven biển bãi ngang và vùng cửa sông là một hướng phát triển nuôi trồng thủy sản có tính bền vững, ít phụ thuộc vào một loài nuôi và giảm áp lực khai thác biển. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá chim vây vàng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh khá lớn. Do đó, việc nuôi loại cá này không chịu áp lực về đầu ra sản phẩm.

Từ đó, người nuôi trồng thủy sản cũng được nâng cao thu nhập và phát triển sản xuất bền vững. Kết quả thực hiện mô hình là cơ sở thực tiễn không chỉ khẳng định sự thành công khi thực hiện đề tài khoa học của Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị mà còn là cơ sở để trung tâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh có chính sách hỗ trợ, phát triển nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng thành đối tượng nuôi thủy sản chủ lực của tỉnh, khai thác tốt thế mạnh nuôi trồng thủy sản và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá ngày càng tăng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Trần Cát Linh

Tin liên quan:
  • Du nhập nuôi cá chim vây vàng cho thu nhập cao
    Nuôi thành công cá chim vây vàng trong ao

    Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phan Văn Phương cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công dự án nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm.

  • Du nhập nuôi cá chim vây vàng cho thu nhập cao
    Nuôi cá lăng chấm cho thu nhập cao

    Tận dụng lợi thế diện tích mặt nước lòng hồ thủy lợi Bảo Đài, ông Trần Đức Dũng ở thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh đã đưa vào nuôi cá lăng chấm trong lồng bè, bước đầu mang lại kết quả khả quan. Hình thức nuôi này phù hợp cho những nơi có hồ đập thủy lợi lớn.

  • Du nhập nuôi cá chim vây vàng cho thu nhập cao
    Nuôi bò “khủng” cho thu nhập cao

    Hai năm nay, nông dân Trần Hữu Vũ ở thôn Linh An, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong nuôi bò siêu thịt 3B mang lại hiệu qủa kinh tế cao. Mô hình này rất cần nhân rộng để giúp nông dân có thêm việc làm, thu nhập ổn định.


Trần Cát Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thu nhập cao với mô hình kinh tế tổng hợp

Thu nhập cao với mô hình kinh tế tổng hợp
2024-05-23 05:10:00

QTO - Tuổi đời còn khá trẻ, song anh Nguyễn Đình Hợp (sinh năm 1991), Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Đông Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã xây...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết