{title}
{publish}
{head}
Nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành liên quan đã nghiên cứu giải pháp cải thiện chỉ số gia nhập thị trường, đặc biệt rà soát thực hiện rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất các thủ tục, đi vào hoạt động. Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện đối với một số lĩnh vực, gây khó cho cả cơ quan thực thi và doanh nghiệp.
Cơ sở sửa chữa tàu thuyền Tùng Luật của ông Trần Xuân Tùng, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, hiện đã ngưng hoạt động do không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá - Ảnh:T.T
Nhiều quy định làm khó doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
Hoạt động hơn 30 năm nay, hai năm trở lại đây, cơ sở sửa chữa tàu thuyền Tùng Luật, thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, của ông Trần Xuân Tùng buộc phải dừng vì không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá.
Ông Tùng cho biết: “Người dân quanh vùng này chủ yếu sử dụng thuyền nhỏ để đánh bắt thủy sản, do đó cơ sở của tôi chuyên sửa chữa nhỏ, xử lý những lỗi thông thường của các loại thuyền như thủng ở đáy, hỏng máy đơn giản. Bây giờ nếu đăng ký để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá thì thiếu rất nhiều điều kiện nên chúng tôi không làm được, buộc phải cho nhân công nghỉ việc, bản thân tôi cũng phải xoay xở làm các công việc khác để có thu nhập”.
Theo ông Lê Văn Ba, thôn Trung An, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, ở vùng biển bãi ngang như quê ông, người dân chủ yếu dùng thuyền công suất nhỏ, thuyền thúng để khai thác gần bờ. Do đó, nếu yêu cầu cơ sở sửa chữa đáp ứng các điều kiện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá như nhà xưởng, đội ngũ công nhân kỹ thuật... là không phù hợp.
Trong năm 2023, Sở Nông nghiệp và PTNT có 10 trên tổng số 12 thủ tục hành chính (TTHC) về cấp phép kinh doanh có điều kiện phát sinh hồ sơ cấp phép. Trong đó, đối với TTHC cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá, hiện toàn tỉnh mới chỉ có 2/11 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá. 9 cơ sở còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận theo quy định do chưa đáp ứng được các điều kiện diện tích nhà xưởng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giám sát, quản lý chất lượng và công nhân kỹ thuật...
Theo quy định của Nghị định số 26, diện tích mặt bằng tối thiểu đối với cơ sở đóng tàu loại 3 (vỏ gỗ và vỏ vật liệu mới) phải từ 1.000 m2 trở lên là quá cao, khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thuê đất, mua đất làm mặt bằng. Yêu cầu về bộ phận giám sát, cán bộ kỹ thuật số lượng và bằng cấp đòi hỏi phải đủ 6 người, tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Yêu cầu về đội ngũ công nhân kỹ thuật, quy định đối với cơ sở loại 1 và loại 2 có từ 2-3 thợ sơn có trình độ trung cấp trở lên, điều này khó thực hiện.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hồng Phương cho biết, đối với TTHC cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 381 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m trở lên chưa đăng kiểm, đăng ký và cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định, trong đó chủ yếu là tàu cá cỡ nhỏ vỏ bằng nan tre hoặc nhựa (composite) có chiều dài lớn nhất dưới 12 m, lắp máy công suất từ 5,8 kw đến 66,2 kw. Số tàu cá nói trên chưa được đăng ký do thiếu các loại giấy tờ theo quy định tại Thông tư số 23/2018/TTBNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Không riêng lĩnh vực nông nghiệp, trong lĩnh vực y tế, đối với ngành nghề liên quan đến an toàn thực phẩm cũng gặp khó khăn tương tự.
Hiện nay, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, phần lớn là sản xuất thủ công, chủ cơ sở là lao động phổ thông, không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về thực phẩm nên còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các thủ tục về an toàn thực phẩm (thủ tục yêu cầu có hiểu biết về chuyên môn như chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh...).
Thành phần hồ sơ căn cứ theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ, tuy nhiên không có biểu mẫu và chưa có hướng dẫn cách xây dựng biểu mẫu dẫn đến khó khăn cho đơn vị giải quyết TTHC trong việc hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức thực hiện.
Ngoài ra, một số quy định về thành phần hồ sơ trong thủ tục cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh còn mang tính chất chung chung, chưa thực sự rõ ràng như tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức theo quy định. Các nội dung này chưa có văn bản quy định cụ thể nên còn tùy thuộc vào phân tích, đánh giá của hội đồng thẩm định.
Xây dựng các hồ sơ mẫu để hỗ trợ doanh nghiệp
Theo báo cáo của các sở, ban, ngành, hiện nay tổng số thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh là 371 thủ tục. Trong năm 2023, tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý đối với thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện là 1.612 hồ sơ, trong đó có 8 hồ sơ trễ hạn.
Nhìn chung, 11/13 sở, ban, ngành đã xử lý hồ sơ đúng hạn theo quy định của pháp luật sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ về thành phần và nội dung theo quy định.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, trong tổng số 1.109 hồ sơ có gần 137 hồ sơ trả bổ sung lần 1, chiếm 12% trong tổng số hồ sơ được xử lý.
Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện TTHC như: hướng dẫn thủ tục chưa được rõ ràng, đầy đủ, thời gian giải quyết một số hồ sơ còn tương đối dài, hồ sơ ở một số lĩnh vực phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần...
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Thương cho rằng, trên cơ sở bộ TTHC đã được ban hành, các sở, ngành (có TTHC) cần nghiên cứu, xây dựng hồ sơ mẫu để doanh nghiệp có thể chép, điền thông tin theo yêu cầu và thực hiện niêm yết công khai tại bộ phận một cửa của tỉnh, trên trang web của các sở, ngành.
Đối với cán bộ tại bộ phận một cửa (tiếp nhận và trả kết quả) cần hướng dẫn kê khai hồ sơ rõ ràng, đầy đủ, đặc biệt lưu ý đối với hồ sơ nộp bổ sung cần theo dõi thời gian để thông báo cho người dân và doanh nghiệp nộp lại hồ sơ.
Đối với cán bộ xử lý hồ sơ, đặc biệt đối với các hồ sơ sửa đổi bổ sung cần hướng dẫn chi tiết cho người dân và doanh nghiệp để đảm bảo hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa việc thông báo bổ sung hồ sơ.
Liên quan đến thủ tục giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Chính phủ sửa đổi NĐ số 26 của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá tiếp tục hoạt động.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, thời gian tới, cần tiếp tục rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất thủ tục, đi vào hoạt động.
Thực hiện cải cách TTHC hướng tới bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả minh bạch và công bằng trong giải quyết công việc đi đôi với việc phát hiện để loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo. Xây dựng, sửa đổi các TTHC theo hướng đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Chuẩn hóa và kịp thời công khai trên website các sở, ban, ngành, tiếp tục đơn giản hóa và giảm tối đa thời gian thực hiện các TTHC. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng thông tin điện tử và duy trì thực hiện các dịch vụ công toàn trình đối với tất cả các TTHC.
Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, cung ứng dịch vụ công trực tuyến và chính phủ điện tử.
Thanh Trúc
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã tiến...
QTO - Tại cuộc họp giao ban về đầu tư công 3 tháng đầu năm, bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng còn lại của năm 2024 của...
QTO - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tác động của biến đổi khí...
QTO - Công trình đường Trần Nguyên Hãn (giai đoạn 2) được triển khai trên địa bàn phường Đông Giang, TP. Đông Hà với mục tiêu góp phần hoàn thiện hạ tầng...
QTO - Cam Lộ là huyện đầu tiên của khu vực từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Quảng Ngãi được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó việc xây...
QTO - Tuổi đời còn khá trẻ, song anh Nguyễn Đình Hợp (sinh năm 1991), Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Đông Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã xây...
QTO - Những năm qua, việc đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chỉnh trang các khu đô thị trên địa bàn TP. Đông Hà luôn được lãnh đạo tỉnh và các...
QTO - Liên Hợp Quốc đã lựa chọn chủ đề cho Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 là “Be part of the Plan”-“Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”....
QTO - Huyện Triệu Phong có diện tích đất tự nhiên trên 35.000 ha nên rất thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi. Thời gian qua, bám sát Nghị quyết Đại...
QTO - Bà HỒ THỊ LỆ HÀ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn