Cập nhật:  GMT+7

Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phù hợp với thực tiễn

Nhằm nhân rộng kết quả khoa học và công nghệ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, năm 2021, HĐND tỉnh đã ban Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026. Trong thời gian qua, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh đã đem lại những kết quả thiết thực. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cho thấy chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích đầu tư vào hoạt động KH&CN còn một số vướng mắc, bất cập cần được điều chỉnh.

Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phù hợp với thực tiễn

Gạo sạch Quảng Trị được chế biến trên dây chuyền đạt chuẩn châu Âu tại Nhà máy chế biến nông sản, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị -Ảnh: V.T.H

Thực hiện Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND, một số doanh nghiệp được hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến vào sản xuất, qua đó góp phần giúp một số doanh nghiệp thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Tuy vậy, so với nhu cầu thực tiễn việc thực hiện Nghị quyết 163/2021/ NQ-HĐND chưa đáp ứng được. Phạm vi các loại hình công nghệ được hỗ trợ hẹp, yêu cầu về điều kiện chưa phù hợp với tình hình sản xuất thực tiễn của doanh nghiệp ở địa phương, mức hỗ trợ thấp không thu hút được doanh nghiệp quan tâm...

Do đó, đến nay số doanh nghiệp được hỗ trợ theo Nghị quyết 163 về hoạt động đổi mới, chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến rất ít. Năm 2022, đã triển khai hỗ trợ cho 40 tổ chức, cá nhân với tổng kinh phí hỗ trợ 1.295 triệu đồng.

Trong đó, lĩnh vực ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ hỗ trợ 3 dự án với kinh phí 550 triệu đồng; lĩnh vực ứng dụng và nhân rộng các kết quả nghiên cứu hỗ trợ 2 dự án với kinh phí 108 triệu đồng; lĩnh vực sở hữu trí tuệ hỗ trợ xây dựng, đăng ký cấp văn bằng sở hữu công nghiệp 9 nhãn hiệu với kinh phí 75 triệu đồng; lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng 26 cơ sở, doanh nghiệp với kinh phí 553 triệu đồng.

Năm 2023, đã hỗ trợ cho 40 tổ chức, cá nhân với tổng kinh phí hỗ trợ 1.600 triệu đồng. Trong đó, lĩnh vực ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ hỗ trợ 5 dự án với kinh phí 720 triệu đồng; lĩnh vực ứng dụng và nhân rộng các kết quả nghiên cứu 2 dự án với kinh phí 25 triệu đồng; lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã hỗ trợ xây dựng, đăng ký cấp văn bằng sở hữu công nghiệp 5 nhãn hiệu với kinh phí 28 triệu đồng; lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã hỗ trợ cho 37 cơ sở, doanh nghiệp với kinh phí 840 triệu đồng.

Nhằm giúp doanh nghiệp thấy được hiệu quả ứng dụng KH&CN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, góp phần phát triển KT-XH; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa; bảo vệ, giữ gìn và phát huy tài sản trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa; đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, tỉnh thực hiện sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 163 theo hướng tăng mức hỗ trợ, đây là điều cần thiết phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương hiện nay và thống nhất với quy định pháp luật hiện hành.

Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh khóa VIII đã ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026. Nghị quyết sửa đổi được xây dựng đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước; phù hợp với văn bản cấp trên và tình hình phát triển KT-XH của tỉnh.

Chính sách hỗ trợ có chọn lọc, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường công nghệ phù hợp với định hướng phát triển KH&CN của tỉnh. Nhà nước tạo nền tảng, hỗ trợ cho việc ứng dụng và nhân rộng kết quả nghiên cứu; doanh nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong việc ứng dụng KH&CN nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiệu quả.

Theo đó, HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Trị, cụ thể như: hỗ trợ tối đa 50% tổng mức kinh phí đầu tư và tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án.

Riêng đối với các dự án đặc thù như: ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi cấy mô, sản xuất dược liệu đạt chuẩn GMP, xây dựng nhà kính ứng dụng công nghệ 4.0 (ứng dụng cảm biến và hoàn toàn tự động) mức hỗ trợ tối đa 50% tổng mức kinh phí đầu tư và tối đa không quá 1.500 triệu đồng/dự án.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi để tạo điều kiện thực hiện dự án. Nhà nước hỗ trợ 1 lần sau khi dự án đã triển khai và sản xuất thử thành công sản phẩm loạt đầu tiên của dự án.

Các nội dung hỗ trợ khác thực hiện theo Nghị quyết số 163/2021/NQHĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh Quảng Trị quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026.

Với chính sách hỗ trợ mới, hy vọng tạo động lực mới cho các doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Võ Thái Hòa

Tin liên quan:
  • Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phù hợp với thực tiễn
    Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ ở thị xã Quảng Trị

    Nhờ quan tâm triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) nên thời gian qua hoạt động này trên địa bàn thị xã Quảng Trị có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả trên nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển KT-XH, công nghiệp hóa, đô thị hóa ở địa phương.

  • Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phù hợp với thực tiễn
    Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng nông thôn mới

    Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai thời gian qua trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, khoa học và công nghệ (KH&CN) được xác định là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của chương trình; góp phần phát triển KT-XH bền vững và môi trường khu vực nông thôn.


Võ Thái Hòa

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

1 bình luận mới nhất
 Văn Thị Yến - 09:30 16/05/24
Tuyệt vời!

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp
2024-12-14 06:00:00

QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...

Nỗi đau cũ chồng nỗi đau mới

Nỗi đau cũ chồng nỗi đau mới
2024-05-11 06:10:00

QTO - Vô tình phát hiện mình bị ung thư phổi cách đây không lâu, thế nhưng với ông Lê Tài Hiếu (sinh năm 1971), hiện đang sống tại thôn Lâm Lang 3, xã Cam...

Căng thẳng ôn thi vào lớp 10

Căng thẳng ôn thi vào lớp 10
2024-05-11 06:05:00

QTO - Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra trước ngày 5/6. Năm nay, toàn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long