Cập nhật:  GMT+7

Văn hóa học đường: Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại

Việc ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên là bước tiến bộ trong ứng xử văn hóa ở nhà trường. Tuy nhiên, gần đây đã xảy ra một số bất thường trong văn hóa học đường, mâu thuẫn giữa học sinh (HS) với HS, giữa HS với thầy, cô mà thực chất là mâu thuẫn giữa cách ứng xử truyền thống và hiện đại trong môi trường giáo dục.

Trang phục học đường

Trong trường học, bất kỳ cấp học nào thì số đông vẫn là người trẻ, độ tuổi thanh, thiếu niên và nhi đồng - lứa tuổi rất nhạy cảm với cái mới trong trang phục, giày dép, kiểu tóc, cặp sách... Tuy nhiên, cần có lựa chọn trang phục cho phù hợp với môi trường văn hóa học đường, điều kiện, đời sống của đa số học sinh (HS) và phong tục, văn hóa ăn mặc của người dân địa phương.

Văn hóa học đường: Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại

Hình ảnh minh họa - Ảnh: ST

Ở thành phố và thị xã, thị trấn, đối với HS nữ, lứa tuổi tiểu học mặc váy và sơ mi trắng là đẹp, còn HS nam là quần ngắn và sơ mi trắng; đối với lứa tuổi trung học, ở lớp 6 và 7, nữ mặc váy quá đầu gối và nam quần dài xanh/đen, áo trắng. Nhưng từ lớp 8 đến lớp 12, nữ nên đồng phục áo dài trắng hoặc quần xanh, áo trắng, còn nam là quần xanh/đen, áo trắng.

Ở các vùng thời tiết mát, lạnh hay vùng miền núi, HS có thể mặc áo khoác, áo gió. Nếu HS ở vùng có điều kiện thì áo khoác này cũng có thể đồng phục theo khối, nhưng kiểu cách đơn giản, không cầu kỳ, màu sắc nhã nhặn, bền, đẹp và không quá đắt tiền.

Với cô giáo, đồng phục lên lớp nên là áo dài truyền thống hoặc quần áo sơ mi, veston kiểu công sở. Thầy giáo là quần áo sơ mi hoặc mặc veston đối với những vùng lạnh. Còn đối với những vùng khó khăn, tùy theo điều kiện để chọn trang phục cho phù hợp. Nhà trường cần giúp đỡ những HS nghèo để các em có áo quần theo trang phục chung.

Ngôn ngữ hiện đại nhưng vẫn gần gũi

Trong nhà trường, văn hóa giao tiếp thể hiện qua các mối quan hệ: giữa giáo viên với nhau, giữa giáo viên với HS, giữa HS với HS, giữa HS với cán bộ, nhân viên trong trường, giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên với phụ huynh HS và khách đến trường. Nhà trường là một bộ phận của xã hội nên ngôn ngữ trong nhà trường là ngôn ngữ xã hội.

Tuy nhiên, nhà trường là môi trường có văn hóa, nơi hình thành và phát triển nhân cách HS và cả nhân cách trong nghề nghiệp của giáo viên. Do đó, ngôn ngữ trong nhà trường phải chuẩn mực, dễ hiểu và trong sáng, thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe và hợp tác. Không thể sử dụng ngôn ngữ vỉa hè, chợ búa, tục tĩu trong giao tiếp ở nhà trường.

Giáo viên sử dụng ngôn ngữ hiện đại, phổ thông nhưng vẫn gần gũi với HS trong giảng dạy và giáo dục, không nên sử dụng quá nhiều phương ngữ và thổ ngữ, nhưng cũng không sử dụng ngôn ngữ quá mới. Giáo viên đến giảng dạy tại một địa phương khác vùng, miền nên nói chậm, rõ ràng, ngôn ngữ phổ thông để HS nghe và hiểu được.

Trong quan hệ giữa giáo viên với HS, cần thể hiện được tinh thần dân chủ, bình đẳng, hiện đại thông qua việc HS có thể trò chuyện, đề đạt nguyện vọng của mình với thầy, cô một cách thoải mái. Tuy nhiên, phải có khoảng cách nhất định, dù thoải mái đến đâu thì thầy phải ra thầy và trò phải ra trò, tôn trọng lẫn nhau.

Những vấn đề liên quan đến nhiều HS, giáo viên nên công khai trước lớp nhưng không được phê phán quá nghiêm khắc, xúc phạm đến một hoặc nhiều HS. Việc giáo dục, góp ý là mong muốn HS tiến bộ chứ không trù dập, hạ nhục HS. Trong trường hợp thầy, cô có những hành vi chưa đúng, HS cũng mạnh dạn góp ý. Nếu thầy cô không điều chỉnh thì HS có thể phản ánh với cha mẹ hoặc ban giám hiệu.

Thầy trò tôn trọng nhau

Trong môi trường văn hóa trường học, thói quen tôn trọng, quan tâm tới người khác, biết nhường nhịn, biết đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng chung một cách khéo léo là nét đẹp văn hóa. Sự hiện đại trong cách ứng xử so với trước đây là có thể sử dụng điện thoại, email... để trao đổi, chia sẻ những điều bổ ích, nói lời cảm ơn...

Lưu ý sử dụng điện thoại, email, mạng xã hội... cần dùng lời lẽ ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu. Giáo viên phải tôn trọng HS, giúp HS phát triển một cách toàn diện theo mỗi cá nhân, tôn trọng cá tính và năng khiếu riêng của HS, tránh mọi hình phạt phạm đến nhân cách trẻ.

Học sinh tôn trọng giáo viên theo truyền thống “tôn sư, trọng đạo” của dân tộc, nhưng cũng phải kết hợp với sự tự tin của tuổi trẻ học đường hiện đại khi đề đạt hay trao đổi, tranh luận với giáo viên về một vấn đề nào đó, nhưng bằng những lời lẽ hợp lý, chân thành, tôn ti, trật tự. Giáo viên không được có tình cảm quá mức, thiếu sự trong sáng của tình thầy trò.

Ở nhà trường, tác phong cần phải mô phạm, đĩnh đạc, nghiêm túc hơn. Đây chính là nét truyền thống, nhưng vẫn có nét hiện đại là phải nhanh nhẹn, dứt khoát, khoa học, đúng giờ, nói đi đôi với làm. Tránh lối sinh hoạt lề mề, chậm chạp; giảng dạy và học tập đều phải đúng kế hoạch, đúng thời khóa biểu.

Thầy cô phải yêu công việc mình làm, môn học mình đảm trách, yêu thương và có niềm tin với các thế hệ học trò. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh dựa vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực quy định trong chương trình, đánh giá vì sự tiến bộ của các em và không so sánh giữa học sinh này với học sinh khác.

Như vậy, trong đời sống văn hóa học đường thấm đẫm tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc nhưng lại rất hiện đại. Nếu biết kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa học đường, chắc chắn sẽ tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra.

Chính trong Bộ quy tắc ứng xử trong học đường của Bộ GD&ĐT cũng thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống, chuẩn mực văn hóa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam và cái hiện đại của xã hội văn minh công nghiệp 4.0.

Tại hội thảo khoa học về giáo dục toàn diện học sinh ở trường phổ thông, TS Phan Thị Thu Hiền, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, chúng ta bàn thảo quá nhiều về vai trò nhiệm vụ của nhà trường mà quên rằng nhiệm vụ quan trọng, thiêng liêng nhất đặt ra ở chính cái tên gọi “Trường học”, nơi đây học là chính chứ không phải dạy là chính, học của trò, học của thầy, học làm người, học chữ, học kỹ năng, học vận dụng kiến thức, học nghề, học sáng tạo.

Hồ Sỹ Anh

Tin liên quan:
  • Văn hóa học đường: Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
    Cần giáo dục giá trị hòa bình cho học sinh

    Trong bối cảnh an ninh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, để bảo vệ hòa bình cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân và để “Ước nguyện hòa bình” thấm sâu, lan tỏa trên mảnh đất và con người Quảng Trị, cần giáo dục giá trị hòa bình một cách có hệ thống cho học sinh (HS).

  • Văn hóa học đường: Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
    Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh

    Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị triển khai nhiều giải pháp để thực hiện công tác GD chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh (HS). Theo đó, trong quá trình thực hiện, cơ sở GD có nhiều cách làm hay, sáng tạo để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua liên quan đến GD&ĐT do các cấp, ngành phát động.

  • Văn hóa học đường: Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
    Giúp học sinh nâng cao văn hóa học trực tuyến

    Trong thời gian COVID-19 diễn biến phức tạp và khó lường tại TP. Đông Hà, việc 100% số trường từ tiểu học đến THPT trên địa bàn thành phố tổ chức dạy học tuyến là phương pháp hữu hiệu nhất. Đây cũng là cơ hội để cả giáo viên và học sinh có thêm tâm thế thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục. Tuy nhiên, học sinh cũng phải được hướng dẫn để nâng cao văn hóa học tập, tránh tâm lý chủ quan, cho rằng học trên mạng thì có thể ăn mặc xuề xòa, thiếu nghiêm túc trong thực hiện nền nếp của trường, lớp ...


Hồ Sỹ Anh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp
2024-12-14 06:00:00

QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...

Trao gửi yêu thương từ mái tóc

Trao gửi yêu thương từ mái tóc
2024-05-28 05:55:00

QTO - Gần đây, thông qua mạng xã hội, phong trào hiến tóc cho bệnh nhân ung thư được người dân cả nước, trong đó có tỉnh Quảng Trị hưởng ứng, lan tỏa mạnh...

Ăm Neng - “bóng cả” ở thôn Vầng

Ăm Neng - “bóng cả” ở thôn Vầng
2024-05-28 05:10:00

QTO - “Mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe giảm sút nhưng Ăm Neng - người có uy tín ở thôn Vầng vẫn tích cực đi đầu trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập...

Ước nguyện hòa bình cho muôn đời sau

Ước nguyện hòa bình cho muôn đời sau
2024-05-27 14:34:00

QTO - Lễ hội Vì Hòa bình lần đầu tiên được tổ chức ở Quảng Trị cũng là lễ hội đầu tiên của cả nước nhằm tôn vinh giá trị của hòa bình, kêu gọi mọi người...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long