Cập nhật:  GMT+7

Tháo gỡ vướng mắc về vật liệu đất san lấp công trình

Theo báo cáo giao ban xây dựng cơ bản năm 2023, mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá hiện nay trên địa bàn tỉnh không thiếu nguồn cung cấp vật liệu san lấp, tuy nhiên, thực tế các công trình xây dựng trên địa bàn đều đang gặp khó khăn về nguồn cung vật liệu san lấp công trình. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tiến độ thực hiện và giải ngân nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Tháo gỡ vướng mắc về vật liệu đất san lấp công trình

Trên địa bàn tỉnh đang cần đất san lấp để xây dựng các công trình - Ảnh: V.P

Được biết, trong tổng số 16 mỏ đã được UBND tỉnh cấp quyền khai thác khoáng sản, đến nay chỉ có 10 mỏ nộp hồ sơ để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Sau khi trúng đấu giá quyền khai tác các mỏ đất, chủ mỏ phải thực hiện việc lập hồ sơ, trình thẩm định, phê duyệt theo quy trình thủ tục hành chính về: thăm dò, phê duyệt trữ lượng, cấp chủ trương đầu tư, chuyển mục đích sử dụng và trồng rừng thay thế, đánh giá tác động môi trường, thẩm định thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công, cấp phép khai thác giao/thuê đất thực hiện dự án…

Để hoàn thành các thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ nêu trên mất nhiều thời gian (khoảng 15 tháng). Trong khi đó, UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác đất tận thu từ các hoạt động nạo vét lòng hồ của 27 hồ thủy lợi nhưng hoạt động khai thác phụ thuộc vào thời tiết (thời gian khai thác được là từ cuối tháng 6 đến tháng 8) nên khối lượng không ổn định, không đảm bảo liên tục theo tiến độ dự án; mặt khác đất bồi lắng lòng hồ có lượng ngậm nước cao, đất mềm yếu rất khó để thi công đạt độ chặt theo yêu cầu thiết kế công trình.

Đối với 3 mỏ đất đã được cấp phép (mỏ đất Hải Trường 2, mỏ đá Hải Lệ, mỏ đá Vĩnh Hòa) do quãng đường vận chuyển xa làm tăng chi phí vận chuyển nên không phù hợp tính toán xác định chi phí đầu tư theo quy định.

Cũng liên quan đến vật liệu san lấp công trình, theo công bố giá của Sở Xây dựng, đơn giá đất làm vật liệu san lấp (đã bao gồm các loại thuế, phí, chi phí xúc lên xe; chưa bao gồm VAT) là từ 33.000 - 40.900 đồng/m3.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát tại một số điểm mỏ nạo vét lòng hồ dự kiến phục vụ cho các dự án trên địa bàn TP. Đông Hà thì đơn giá làm vật liệu san lấp từ 48.279 – 55.000 đồng/m3. Giá thực tế thị trường cao hơn nhiều so với mức giá công bố của tỉnh khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh có hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư gắn với mỏ đất làm vật liệu san lấp đã được xác định. Chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan chủ động, tích cực phối hợp rút ngắn thời gian thẩm định và các nội dung liên quan đến hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp.

Khoanh định một số mỏ đất vào khu vực không đấu giá để phục vụ các dự án đầu tư công; thực hiện công bố đầy đủ, kịp thời đơn giá đất đắp tại các điểm mỏ đảm bảo phù hợp với giá thực tế thị trường để áp dụng thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

Mai Lâm

Tin liên quan:

Mai Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết