{title}
{publish}
{head}
Trải qua hơn 20 năm lăn lộn ở miền Nam với nhiều nghề để mưu sinh, anh Phan Thanh Bình (40 tuổi), quyết định trở về quê nhà ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng lập nghiệp với mô hình sản xuất chai nhựa pet. Nhờ cần cù, chịu khó lại nhạy bén với thị trường, nắm bắt tốt nhu cầu của khách hàng mà đến nay, anh đã xây dựng được mô hình sản xuất mang lại thu nhập khá cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Anh Phan Thanh Bình vận hành máy sản xuất chai nhựa pet -Ảnh: Đ.V
Năm 2018 vợ chồng anh Bình quyết định hồi hương bắt đầu lại từ đầu. Về quê, anh nhận thấy thôn Mỹ Thủy là địa phương sản xuất nước mắm truyền thống với số lượng lớn, làng nghề ngày càng phát triển song lại không chủ động được nguồn chai để đóng sản phẩm. “Để có vỏ chai đóng nước mắm, dân làng Mỹ Thủy phải lên tận thị xã Quảng Trị cách xa hàng chục cây số để mua, rất vất vả và nguy hiểm vì hàng cồng kềnh.
Từ đó, tôi đã suy nghĩ và quyết định đầu tư mô hình sản xuất chai nhựa pet”, anh Bình bộc bạch. Ban đầu, anh Bình hùn vốn với một người anh em mở cơ sở sản xuất chai nhựa. Công việc làm ăn ngày càng thuận lợi nhưng để có điều kiện và cơ hội phát triển tốt hơn, tháng 8/2022 vợ chồng anh quyết định tách ra xây dựng cơ sở riêng. Với số vốn tích góp được, anh Bình đầu tư 700 triệu đồng mua hệ thống máy móc hiện đại, vận hành bằng điện như máy tạo nhiệt sấy phôi, máy thổi chai, máy làm lạnh để sản xuất chai nhựa pet. Cơ sở của anh được Sở Công thương hỗ trợ 150 triệu đồng để đầu tư thêm máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
Trong khu xưởng sản xuất của mình ở trung tâm thôn Mỹ Thủy, anh Bình cùng vợ là chị Đặng Thị Hương và những người làm công tất bật với những phần việc như: sản xuất chai, sắp chai vào túi lớn và vận chuyển đến cho khách hàng...
Thao tác thành thạo bên hệ thống máy móc hiện đại, anh Bình cho biết mỗi ngày cơ sở làm ra khoảng 12.000 sản phẩm, việc sản xuất được thực hiện quanh năm. Tính ra, mỗi năm cơ sở cung cấp ra thị trường hàng triệu sản phẩm.
“Khách hàng tiêu thụ chủ yếu ở huyện Hải Lăng, Triệu Phong và tỉnh Thừa Thiên Huế. Bước đầu, cơ sở của tôi sản xuất 7 mẫu chai nhựa khác nhau, chủ yếu phục vụ cho các cơ sở sản xuất nước mắm, nước lọc đóng chai, nước giải khát”, anh Bình cho hay. Cũng theo anh, giá bán bình quân mỗi sản phẩm chai nhựa khoảng 900 đồng, sau khi trừ hết chi phí sản xuất, lãi thu về không nhiều nhưng nếu có khách hàng ổn định, đặt hàng với số lượng lớn thì nguồn lợi thu về cũng cao gấp nhiều lần so với nghề đi biển của người dân địa phương.
Đến nay, cơ sở sản xuất chai nhựa của anh Bình đã đi vào sản xuất ổn định, và ngày càng được nhiều khách hàng biết đến. Mỗi năm cơ sở của anh có doanh thu đạt hơn 800 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận hơn 200 triệu đồng. Ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân, anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động ở địa phương với mức tiền công từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ sản xuất chai nhựa pet, vợ chồng anh Bình còn mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng điện nước. Bản thân anh Bình còn làm thợ điện nước, gò hàn, sản xuất máy tời cho ghe thuyền. Mỗi khi rảnh rỗi, anh còn đi biển đánh bắt hải sản.
Với sự năng động, chịu khó và ham học hỏi mà đến nay vợ chồng anh Bình đã lập nghiệp thành công ở quê nhà và tạo dựng được cơ sở sản xuất uy tín, hiệu quả. Nhờ đó đời sống kinh tế gia đình anh ngày càng khá giả, có điều kiện nuôi 2 đứa con ăn học đầy đủ.
Anh Bình cho biết, hiện nay cơ sở của anh là 1 trong 2 cơ sở sản xuất chai nhựa pet ở huyện Hải Lăng nên tiềm năng phát triển nghề này còn rất lớn. Vì vậy, sau này nếu có điều kiện về vốn và có nguồn khách hàng dồi dào hơn, anh dự định sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất để phát triển hơn nữa mô hình sản xuất còn khá mới mẻ và triển vọng này.
Hiếu Giang
QTO - Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải...
QTO - Nhờ chủ động vượt khó trong sản xuất, ở khu vực miền núi huyện Vĩnh Linh ngày càng nhiều hộ dân thử nghiệm thành công những cây trồng, vật nuôi mới,...
QTO - Hơn một thập kỷ qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bước sang giai đoạn mới, tiêu...
QTO - Huyện Hướng Hóa có nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng được du khách trong nước và thế giới biết đến như Nhà tù Lao Bảo, Sân bay Tà Cơn, Cứ...
QTO - Quy hoạch tỉnh được kỳ vọng giải quyết tình trạng các quy hoạch chồng chéo, mâu thuẫn của các quy hoạch chuyên ngành đã tồn tại thời gian qua, và tạo...
QTO - Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã...
QTO - Với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều tín hiệu tích cực, góp phần quảng bá tiềm...
QTO - Quảng Trị có đường biên giới trên đất liền dài hơn 187 km tiếp giáp với hai tỉnh Savannakhet và Salavan, nước CHDCND Lào. Thời gian qua, hoạt động...
QTO - Nhắc đến chị Trịnh Thị Mỹ Liên ở Khối 5, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa người dân địa phương luôn ngưỡng mộ nghị lực vượt khó vươn lên để phát...
QTO - Bằng việc lan tỏa những lợi ích thiết thực từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đến hội viên, đặc biệt là chị em phụ nữ ở nông thôn thời gian...
QTO - Huyện Hướng Hóa có tổng diện tích tự nhiên 115.235,72 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 52.250,86 ha (rừng tự nhiên: 40.565,69 ha; rừng trồng:...
QTO - Là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai nên công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai (PCTT) luôn...