Cập nhật:  GMT+7

Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN) nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn. Việc thành lập các CCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm tại chỗ; đồng thời khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát về môi trường. Tuy nhiên đến nay, tổng kinh phí đã thực hiện đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng CCN chỉ mới đáp ứng khoảng 35,6% tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn toàn tỉnh.

Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Người lao động làm việc tại Nhà máy Sangshin Central Việt Nam, ở CCN Đông Ái Tử, huyện Triệu Phong - Ảnh: H.T

CCN Hải Lệ, thị xã Quảng Trị thành lập năm 2012, diện tích 48,9 ha. Tính đến hết quý 2/2024, tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của CCN là 39.496 triệu đồng; tỉ lệ lấp đầy 44%. Hiện thị xã đang đầu tư xây dựng hạ tầng CCN Hải Lệ (giai đoạn 2) với diện tích 16,1 ha. Đến nay, đã thu hút được 6 dự án đầu tư vào CCN Hải Lệ với tổng số vốn đăng ký 198.732 triệu đồng, đã thực hiện đầu tư khoảng 84 tỉ đồng; trong đó có 4 dự án đã đi vào hoạt động.

Là doanh nghiệp bắt đầu hoạt động chính thức tại CCN Hải Lệ từ năm 2023, Công ty Cổ phần Bao bì carton Quảng Trị chuyên sản xuất, cung cấp bao bì carton và giấy tấm 3 - 5 - 7 lớp sóng A, B, C, E phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất đa ngành trên địa bàn tỉnh, các địa phương lân cận và xuất khẩu sang Lào. Xưởng được xây dựng trên diện tích 5.000 m2 sản xuất theo dây chuyền hiện đại và công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

Theo công suất thiết kế, sản xuất 1.500.000 m2 sản phẩm carton/tháng. Sau khi hoàn thiện các thủ tục và triển khai xây dựng nhà xưởng tại CCN Hải Lệ, doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc thông tin, tuyên truyền về các chính sách, nguồn vốn khuyến công hiện hành, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, giảm tiền thuê đất, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Sỹ Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần Bao bì carton Quảng Trị cho biết: “Sắp tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy tại CCN Hải Lệ; trong đó sẽ tiến hành các thủ tục xin thuê đất để đề xuất xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư máy móc nhằm phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

Trên địa bàn huyện Cam Lộ có 3 CCN và 1 cụm thương mại - dịch vụ và công nghiệp đa ngành đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng diện tích 216,53 ha. Các CCN này đã thu hút 61 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.784,65 tỉ đồng; tổng số vốn thực hiện khoảng trên 1.256,07 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho gần 1.500 lao động. Đặc biệt, đã có một số dự án quy mô lớn đầu tư trên địa bàn huyện như Nhà máy Bia Camel của Công ty Cổ phần Bia quốc tế TTC; Nhà máy tinh bột sắn An Thái; Nhà máy sản xuất ván ghép thanh Tiến Phong Cam Lộ...

Tại Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phương án phát triển CCN trên địa bàn tỉnh bao gồm 25 CCN với tổng diện tích 899,15 ha.

Theo báo cáo của Sở Công thương, trên địa bàn tỉnh hiện có 16 CCN đã đi vào hoạt động, đạt tỉ lệ lấp đầy bình quân 61,1%; thu hút được 175 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 4.680 tỉ đồng, trong đó đã thực hiện đầu tư xây dựng khoảng 2.237 tỉ đồng. Giai đoạn 2021 - ước đến năm 2024, bình quân doanh thu các doanh nghiệp trong CCN đạt gần 3.000 tỉ đồng, nộp ngân sách ước trên 60 tỉ đồng (riêng năm 2023 là 71 tỉ đồng), giải quyết việc làm cho gần 6.000 lao động với thu nhập bình quân đạt khoảng 5-7 triệu đồng/lao động/tháng.

Những năm qua, ngân sách tỉnh đã nỗ lực cân đối các nguồn vốn để bố trí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN, tuy nhiên nguồn vốn bố trí còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đến nay, tổng kinh phí đã thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN là 262 tỉ đồng, đáp ứng khoảng 35,6% tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN , trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 243,6 tỉ đồng, còn lại các nguồn vốn khác khoảng 18,3 tỉ đồng.

Ngày 23/7/2020, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 39/2020/NQ-HĐND ban hành Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, với định mức hỗ trợ không quá 15 tỉ đồng/cụm. Đây là cơ sở để bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh.

Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 137/NQ-HĐND ngày 30/8/2021 của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 của tỉnh thì tổng vốn ngân sách tỉnh chỉ bố trí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN trên địa bàn toàn tỉnh là 27,8 tỉ đồng.

Với thực trạng nguồn kinh phí của các địa phương còn hạn chế trong khi yêu cầu đáp ứng các điều kiện về hạ tầng CCN trước khi thu hút dự án đầu tư ngày càng nâng cao, các CCN chủ yếu được đầu tư từ vốn ngân sách, do đó việc điều chỉnh mức hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN tại Nghị quyết số 39/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tế, tạo cơ sở cho các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và đề xuất bố trí vốn đầu tư công trung hạn cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng CCN trong giai đoạn 2026-2030.

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công thương đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn tỉnh (thay thế Nghị quyết số 39/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh) để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định nhằm đảm bảo phát triển CCN phù hợp với định hướng phát triển của Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời từng bước hoàn thiện các hạng mục kỹ thuật tại các CCN nhằm thu hút đầu tư và giải quyết các vấn đề về môi trường; góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Hà Trang

Tin liên quan:
  • Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp
    Hoàn thiện kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp để thu hút đầu tư

    Phát triển các cụm công nghiệp (CCN) được xem là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp, khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; qua đó góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, làm thay đổi diện mạo ở nhiều vùng nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay, tổng số vốn đã đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng CCN chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đầu tư hạ tầng CCN trên địa bàn tỉnh.

  • Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp
    Cần đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đạt tiêu chí trong ...

    Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh quy hoạch và phát triển 21 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 587 ha. Đến nay đã hình thành 17 CCN với tổng diện tích 527 ha; đạt tỉ lệ 81% về số CCN và gần 90% về diện tích theo quy hoạch. Trong đó có CCN Ái Tử được đầu tư hệ thống xử lý nước thải chung; các CCN Đông Lễ (TP. Đông Hà), Ái Tử - giai đoạn 1 (Triệu Phong), Cam Thành (Cam Lộ), Diên Sanh (Hải Lăng) đã đầu tư cơ bản hoàn thành hạ tầng giao thông.


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương
2024-12-25 06:19:00

QTO - Hải Dương là một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chuyên canh về cây lúa nước nhưng lại được thiên nhiên ban tặng vùng đất cát...

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao
2024-12-25 06:17:00

QTO - Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm,...

Tích cực bảo vệ động vật hoang dã

Tích cực bảo vệ động vật hoang dã
2024-11-20 06:07:00

QTO - Bảo vệ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sự sinh tồn của con người, bảo vệ sự cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, một số người dân đã kiếm sống bằng việc săn...

Vượt khó với nghề nông

Vượt khó với nghề nông
2024-11-19 05:50:00

QTO - Trước đây, từng có thời điểm, một bộ phận người dân thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông mất niềm tin vào nghề nông. Nhờ sự vào cuộc của các cấp hội...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long