{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành trong huyện đẩy mạnh ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến và chữ ký số trong việc giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, chứng thực bản sao điện tử. Cùng với đó, khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Sản phẩm gạo sạch đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của huyện Triệu Phong được người tiêu dùng ưa chuộng - Ảnh: T.Q
Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, hoạt động bưu chính, viễn thông trên địa bàn huyện Triệu Phong được quản lý tốt, đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước có nhiều đổi mới, đã áp dụng chữ ký số chuyên dùng trong việc phát hành văn bản.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp như sử dụng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ vi sinh, sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ nuôi cấy mô, ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt kết quả cao.
Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, kiểm định dụng cụ đo lường tiêu chuẩn được thực hiệnn theo định kỳ góp phần chống gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Việc phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng, phát triển nhãn hiệu được đẩy mạnh góp phần giới thiệu, quảng bá sản phẩm của huyện ra thị trường.
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo hợp tác xã, nông dân sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật cho đồng lúa, áp dụng cơ giới hóa trong các khâu như làm đất, gieo sạ cũng như sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến sản phẩm với máy móc hiện đại nhằm góp phần tạo ra sản phẩm để được chứng nhận nhãn hiệu HACCP ( HACCP là chứng nhận về phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn), an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
Huyện Triệu Phong cũng đã đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới như thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm trên địa bàn, hỗ trợ nông dân đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn, 100% xã áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, phục vụ người dân.
Hiện nay, huyện Triệu Phong có nhiều mô hình được cấp giấy chứng nhận về chất lượng, trong đó có vùng nguyên liệu sản xuất lúa của HTX Nông sản sạch Triệu Phong được cấp chứng nhận hữu cơ, vùng nguyên liệu trồng cam ở xã Triệu Thượng, vùng trồng lúa của HTX Đại Hào, xã Triệu Đại được cấp chứng nhận hữu cơ, vùng nguyên liệu trồng rừng gỗ lớn hai xã: Triệu Ái, Triệu Thượng được cấp chứng nhận FSC, VFSC, nhiều vùng trồng trọt, chăn nuôi khác ở xã Triệu Thuận, Triệu Trạch, Triệu Phước, Triệu Giang, Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu Độ... được cấp chứng nhận VietGap.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, huyện Triệu Phong đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Để hỗ trợ người dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đến nay toàn huyện có trên 800 km đường dây dn điện trung áp và hạ áp, 250 trạm biến áp với tng công sut trên 50.000 kVA do Điện lực Triệu Phong, Điện lực Thành Cổ, Điện lực Hải Lăng quản lý đảm bảo cung ứng điện cho trên 32.000 khách hàng sử dụng thường xuyên. Hệ thống lưới điện hạ thế và nguồn điện đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Hiện nay, mặc dù trên địa bàn huyện chưa thành lập trung tâm kỹ thuật nông nghiệp nhưng Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trên địa bàn.
Theo đó, ở cấp xã có cán bộ khuyến nông xã, có tổ khuyến nông cộng đồng. Trạm Khuyến nông thực hiện tốt công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp thông qua công tác đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền và xây dựng thực hiện mô hình trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản góp phần làm thay đổi nhận thức cũng như phương thức sản xuất của người dân.
Các mô hình thực hiện thành công được triển khai ở địa phương như chương trình cải tạo đàn bò sử dụng tinh zebu và tinh ngoại chuyên thịt (BBB, Brahman), mô hình chăn nuôi bò thịt thâm canh (bò BBB), mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học sử dụng lưới chắn côn trùng đảm bảo an toàn dịch bệnh, mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ, trồng khoai lang ruột vàng ở vùng đất cát.
Đặc biệt, các mô hình: nuôi tôm hai, ba giai đoạn theo công nghệ biofloc, nuôi xen ghép tôm cua cá ở vùng nuôi thấp triều, nuôi cá leo trong lồng ở hồ chứa, trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn, chuyển hóa rừng keo lai từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn, nông - lâm kết hợp vùng gò đồi... cho hiệu quả kinh tế cao.
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hằng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn cho nông dân về các nội dung như quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chính, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì, rác thải thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, nhận biết và chăm sóc phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, trong đó có cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP.
Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện Triệu Phong ban hành nhiều chính sách như Nghị quyết số 32 ngày 28/7/2022 của HĐND huyện Triệu Phong ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi trên địa bàn huyện giai đoạn 2022- 2026, Nghị quyết số 07 ngày 12/11/2021 của Huyện ủy về phát triển KT-XH vùng gò đồi giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.
Thời gian tới, huyện Triệu Phong tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, trong đó chú trọng phát triển mở rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, chuyển đổi hợp lý cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trong công nghiệp- TTCN, thương mại- dịch vụ để phát triển KT-XH ở địa phương.
Tuấn Quang
QTO - Đến năm 2025 là chạm dấu mốc 35 năm nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đồng hành với nền nông nghiệp nước nhà trên hành trình đổi mới. Tham khảo nhận định...
QTO - Chăn nuôi theo hướng đầu tư ứng dụng công nghệ cao, liên kết bằng hình thức gia công cho các công ty lớn đang là mô hình được nhiều doanh nghiệp...
QTO - Bảo vệ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sự sinh tồn của con người, bảo vệ sự cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, một số người dân đã kiếm sống bằng việc săn...
QTO - Trước đây, từng có thời điểm, một bộ phận người dân thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông mất niềm tin vào nghề nông. Nhờ sự vào cuộc của các cấp hội...
QTO - Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện vùng cao...
QTO - Theo quy định tại khoản 3a Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, các...
QTO - Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng, có vai trò thúc đẩy KT-XH ở các...
QTO - Đến thôn Nguồn Rào Pin, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nhiều người thường dừng lại trước một căn nhà khang trang, nổi bật ở thôn và...
QTO - Với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho vùng dân tộc miền núi, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, nỗ lực vươn lên, thời gian qua,...
QTO - Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng...
QTO - Trong thời gian qua, triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình...
QTO - Phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội XIII của Đảng...