Cập nhật:  GMT+7

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn qua các mô hình sản xuất hiệu quả

Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn chính sách về lao động - việc làm, tạo điều kiện để người dân hiểu, tiếp cận và thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm. Ngoài tạo điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong tỉnh, trong nước, nhiều địa phương chú trọng giải quyết lao động tại chỗ thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn qua các mô hình sản xuất hiệu quả

Đại lý thu mua, chế biến mủ cao su của anh Lê Hữu Sáng, ở xã A Dơi, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương -Ảnh: M.T

Hơn một năm nay, đều đặn mỗi ngày, anh Hồ Văn Ký (sinh năm 2005), ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa, rời nhà từ lúc 6 giờ 30 phút để có mặt tại đại lý thu mua, chế biến mủ cao su của anh Lê Hữu Sáng ở xã A Dơi làm việc.

Là con thứ 4 trong gia đình có 7 người con, hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến anh Ký phải nghỉ học từ năm lớp 8. Trước khi được nhận vào làm việc tại đại lý này, anh chỉ ở nhà phụ làm nương rẫy, trồng sắn với gia đình. Với số tiền được trả 6 triệu đồng/tháng, chủ cơ sở bao ăn ở buổi trưa, anh Ký dành ra một khoản để phụ giúp ba mẹ nuôi hai em nhỏ đang học tiểu học. “Vừa có việc để làm nhưng cũng tranh thủ được thời gian vào tháng 3, 4 trong năm, khi chưa vào vụ cạo mủ cao su, tôi có thể phụ mẹ làm nương rẫy. Vì thế, tôi luôn chăm chỉ làm việc để duy trì công việc này lâu dài hơn”, anh Ký chia sẻ.

Đại lý thu mua, chế biến mủ cao su của anh Sáng giải quyết việc làm cho 5-7 lao động ở địa phương và các xã lân cận với mức tiền công từ 5-8 triệu đồng/người/ tháng, tùy vị trí công việc. “Ban đầu đại lý chỉ có 3 lao động làm việc thường xuyên, nay tăng lên để đáp ứng quy mô kinh doanh của cơ sở. Ngoài thu gom mủ, chúng tôi còn chế biến thành phẩm rồi nhập hàng tại các địa phương nên lúc nào cũng cần lao động để đảm bảo cho việc sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn”, anh Sáng bày tỏ. Trên địa bàn xã A Dơi có nhiều cơ sở thu gom mủ cao su như gia đình anh Sáng, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.

Tại thôn Phú Thành, xã Mò Ó, huyện Đakrông, mô hình nuôi ong rừng tự nhiên của nhóm gồm 7 hộ gia đình bước đầu mang lại thu nhập và tạo việc làm cho nhiều lao động. Mô hình này được bắt đầu từ gia đình anh Hồ Văn Lực, với quy mô 30 tổ.

Ngay từ mùa lấy mật đầu tiên, anh Lực đã đăng ký thủ tục truy xuất nguồn gốc, kiểm nghiệm chất lượng để được cấp giấy chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn mật ong. Nhờ đó, lượng mật làm ra đến đâu, tiêu thụ đến đó.

“Có năm thời tiết thuận lợi, nhiều hoa thì gia đình tôi lấy mật 7-8 lần, thu nhập khoảng 200 triệu đồng, còn lại trung bình mỗi năm khoảng 100-120 triệu đồng”, anh Lực chia sẻ. Nhận thấy mô hình nuôi ong ruồi tự nhiên phù hợp với điều kiện ở địa phương, anh Lực đã chia sẻ kinh nghiệm để nhiều hộ dân học tập làm theo.

Hộ anh Võ Đình Tuy (sinh năm 1987) là một thành viên của nhóm hộ này. Ban đầu anh Tuy chỉ nuôi 1-2 tổ, nay đã phát triển lên 20 tổ. Mỗi năm, anh Tuy lấy mật 5-6 lần, mỗi lần từ 17-18 lít mật. “Nhờ sử dụng phương pháp quay ly tâm để lấy mật nên không ảnh hưởng đến phấn hoa, nhộng ong, số lần lấy mật vì thế cũng tăng hơn so với vắt tay. Mật lấy lần nào bán hết lần đó”, anh Tuy chia sẻ.

Theo anh Tuy, nuôi ong ruồi không quá vất vả và mất nhiều thời gian, vì vậy ai cũng có thể tranh thủ nuôi ong để có thêm thu nhập. Loài ong ruồi được nuôi theo phương pháp tự nhiên, biết chọn lựa thức ăn chứ không ăn tạp như ong rừng nên cho mật thơm, ngon.

Trong tự nhiên, loài này thường làm tổ trong bóng tối và hang đá nên phù hợp với nuôi ở nhà. Tuy nhiên, để phát triển đàn thì người nuôi phải nắm vững kỹ thuật thông qua việc tìm hiểu về tập tính sinh hoạt của loài ong này, khi mật nhiều, quân đông thì phải đắp mủ chúa để tách đàn.

Anh Hồ Văn Lực cho biết: “Do không tốn nhiều thời gian, vốn nên mô hình này trước mắt giải quyết việc làm cho một số lao động lúc nông nhàn. Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm để nhân rộng mô hình nhằm giúp người dân có thêm thu nhập”.

Theo Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Đakrông Nguyễn Xuân Quang, lực lượng lao động duy trì thường xuyên trên địa bàn từ 22.000-23.000 người. Do địa bàn miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, chỉ có những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên vấn đề giải quyết việc làm tại chỗ gặp nhiều khó khăn.

“Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Đakrông đã thẩm định được hơn 100 mô hình phát triển kinh tế. Hy vọng thời gian tới, từ các mô hình này, người dân trên địa bàn sẽ có thêm nhiều cơ hội về việc làm, từ đó góp phần giải quyết việc làm tại chỗ hiệu quả hơn”, ông Quang cho biết.

Trên thực tế, để giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm và gia tăng thu nhập cho lao động nông thôn không chỉ dựa vào các mô hình sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ mà cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cần tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với thực tiễn sản xuất của địa phương để nông dân vừa có thể học nghề, vừa có thể áp dụng ngay vào sản xuất canh tác.

Bên cạnh đó, cần có những chính sách tích cực trong việc giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo, tìm đầu ra cho sản phẩm để những người đã tham gia đào tạo nghề tích cực phát triển sản xuất, tạo việc làm cho bản thân và người khác. Kết hợp việc cung cấp vốn cho nông dân với công tác khuyến công và khuyến nông, giúp nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về những mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán sản xuất, làm thay đổi tư duy và phương pháp tổ chức sản xuất của người dân.

Bên cạnh đó, các địa phương cần thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống cây trồng và gia súc mới vào sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Minh Thảo

Tin liên quan:
  • Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn qua các mô hình sản xuất hiệu quả
    Nhiều mô hình sản xuất nông - lâm - thủy sản ở Gio Linh đạt hiệu quả cao

    2 năm qua, tuy gặp những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất trên tất cả các lĩnh vực; sự quyết tâm của nông dân đã giúp cho ngành nông nghiệp huyện Gio Linh có bước phát triển vững chắc. Đặc biệt, đã có nhiều mô hình nông-lâm-thủy sản mới được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn qua các mô hình sản xuất hiệu quả
    Nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả

    Thời gian gần đây, trên địa bàn thị xã Quảng Trị xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi mới ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết của vùng miền mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Các mô hình này được các cấp, ngành chức năng và chính quyền địa phương khuyến khích nhân rộng, góp phần xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, thúc đẩy thị xã phát triển toàn diện.


Minh Thảo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tích cực bảo vệ động vật hoang dã

Tích cực bảo vệ động vật hoang dã
2024-11-20 06:07:00

QTO - Bảo vệ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sự sinh tồn của con người, bảo vệ sự cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, một số người dân đã kiếm sống bằng việc săn...

Vượt khó với nghề nông

Vượt khó với nghề nông
2024-11-19 05:50:00

QTO - Trước đây, từng có thời điểm, một bộ phận người dân thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông mất niềm tin vào nghề nông. Nhờ sự vào cuộc của các cấp hội...

Người phụ nữ Vân Kiều vượt khó vươn lên

Người phụ nữ Vân Kiều vượt khó vươn lên
2024-11-19 05:10:00

QTO - Đến thôn Nguồn Rào Pin, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nhiều người thường dừng lại trước một căn nhà khang trang, nổi bật ở thôn và...

Những “triệu phú” mang họ Bác Hồ

Những “triệu phú” mang họ Bác Hồ
2024-11-18 08:30:00

QTO - Với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho vùng dân tộc miền núi, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, nỗ lực vươn lên, thời gian qua,...

“Bệ đỡ” cho nông thôn mới Triệu Phong

“Bệ đỡ” cho nông thôn mới Triệu Phong
2024-11-18 05:37:00

QTO - Trong thời gian qua, triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long