
{title}
{publish}
{head}
QTO - Phát triển các cụm công nghiệp (CCN) được xem là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp, khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; qua đó góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, làm thay đổi diện mạo ở nhiều vùng nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay, tổng số vốn đã đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng CCN chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đầu tư hạ tầng CCN trên địa bàn tỉnh.
Nhà máy Sangshin Central Việt Nam, ở CCN Đông Ái Tử, huyện Triệu Phong tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương -Ảnh: H.T
Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh sẽ quy hoạch và phát triển 21 CCN với tổng diện tích 587 ha. Đến nay đã hình thành 17 CCN với tổng diện tích 527,5 ha, trong đó có 16 CCN đã đi vào hoạt động và đang thu hút đầu tư, đạt tỉ lệ lấp đầy bình quân 63,9%, bao gồm các CCN: Đông Lễ, Phường 4, Quốc lộ 9D, Cầu Lòn - Bàu De, Hải Lệ, Diên Sanh, Hải Thượng, Hải Chánh, Ái Tử, Đông Ái Tử, Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cửa Tùng, Krông Klang, Hướng Tân.
Trong đó có 4 CCN đã cơ bản hoàn thành hạ tầng giao thông và 1 CCN có hệ thống xử lý nước thải chung. Tính đến tháng 3/2023, tổng kinh phí đã thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN đạt 248,4 tỉ đồng, trong đó từ nguồn ngân sách nhà nước 208,88 tỉ đồng và các nguồn vốn khác khoảng 39,52 tỉ đồng.
Đã thu hút được 153 dự án đầu tư vào 16 CCN với tổng số vốn đăng ký khoảng 3.667 tỉ đồng và đã giải ngân được khoảng 2.098 tỉ đồng. Hiện nay, có 94 dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh, 22 dự án đang triển khai xây dựng, 18 dự án đang hoàn thiện các thủ tục và 19 dự án tạm dừng hoạt động.
Theo đánh giá của Sở Công thương, mặc dù gặp nhiều khó khăn do COVID-19, hạ tầng thiếu đồng bộ, quỹ đất sạch để đầu tư chưa nhiều… nhưng các cơ quan, đơn vị đã tập trung, phối hợp quản lý hoạt động và hỗ trợ đầu tư các CCN dần đi vào nền nếp, tiếp tục thu hút thêm các dự án đầu tư vào các CCN. Các Trung tâm phát triển CCN và khuyến công thuộc các huyện, thị xã, thành phố hoạt động hiệu quả, từng bước tháo gỡ khó khăn đối với các dự án đầu tư vào CCN.
Các doanh nghiệp tại các CCN cũng đã khắc phục khó khăn, tích cực đầu tư vào hoạt động sản xuất, mở rộng tìm kiếm thị trường đầu ra, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần vào tăng trưởng ngành. Bên cạnh đó, việc phát triển các CCN đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, góp phần sản xuất thêm nhiều hàng hoá tiêu dùng nội địa và phục vụ xuất khẩu, tạo điều kiện thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
Tuy nhiên hiện nay, tổng nhu cầu vốn đầu tư hoàn thiện hạ tầng các CCN trên địa bàn tỉnh là khoảng 1.030 tỉ đồng, trong khi đó tính đến tháng 3/2023, tổng số vốn đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN khoảng 248 tỉ đồng, mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đầu tư hạ tầng CCN trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng CCN chủ yếu từ ngân sách trung ương, tỉnh và đối ứng của các huyện, thị xã, thành phố.
Trong khi đó, đa số các huyện, thị xã đang gặp khó khăn trong công tác đối ứng để hoàn thiện hạ tầng CCN nên chỉ thực hiện hết vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh và thu hút đầu tư, tạo ra hạ tầng nhiều CCN còn dang dở, bất cập. Mặt khác, một số CCN đã cơ bản xây dựng xong kết cấu hạ tầng, nhưng đa số chưa có hệ thống xử lý nước thải, chưa có hệ thống thoát nước mặt nên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng công trình giao thông. Một số dự án thiếu khả năng tài chính đảm bảo đầu tư, nhận diện dự án chưa sát với tình hình thực tế nên ảnh hưởng đến tiến độ...
Thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư vào các CCN, trong đó chú trọng khuyến khích công tác xã hội hóa để đầu tư hạ tầng CCN. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, đối thoại với các tổ chức, cá nhân đã và đang sản xuất, kinh doanh tại các CCN về các cơ chế, chính sách ưu đãi. Đồng thời huy động cao nhất mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng có tính kết nối vùng, tạo động lực để phát triển kinh tế, đặc biệt là một số tuyến giao thông trọng điểm, có tính chiến lược lâu dài, hạ tầng kết nối với các CCN.
Thu Hạ
QTO - Thời gian qua, huyện Cam Lộ chú trọng phát triển công nghiệp có tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu; tích cực hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp…
QTO - Quảng Trị hiện có 2 khu kinh tế (KKT) và 3 khu công nghiệp (KCN). Dù còn gặp nhiều khó khăn về vốn nhưng thời gian qua tỉnh đã tranh thủ các nguồn lực, từng bước đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhà đầu tư và doanh nghiệp hoạt động.
QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...
QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...
QTO - Về Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, hỏi thăm anh Đoạn Văn Trầm, con của thương binh 3/4 Đoạn Văn Nơm ai cũng khen ngợi anh luôn phát huy truyền...
QTO - Xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ là địa phương thuần nông, diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn. Những năm qua, chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực...
QTO - Nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ việc nuôi ong lấy mật, nhiều hộ nông dân tại xã Mò Ó, huyện Đakrông đã nhân rộng mô hình này. Với chi phí đầu...
QTO - Tỉnh Quảng Trị là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú, di sản văn hóa đồ sộ và thắng cảnh thiên nhiên...
QTO - Từ năm 2006, để bảo vệ và phát triển 54 ha rừng ở Prin Thành, chính quyền địa phương đã giao cho các nhóm hộ trong thôn quản lý. Đến nay, 8 nhóm hộ,...
QTO - Sau 12 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Triệu Phong có 17 xã được công nhận xã NTM, đạt 100% số xã, trong đó...