Cập nhật: Thứ 6, 25/08/2023 | 05:20 GMT+7

Cần đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đạt tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới

QTO - Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh quy hoạch và phát triển 21 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 587 ha. Đến nay đã hình thành 17 CCN với tổng diện tích 527 ha; đạt tỉ lệ 81% về số CCN và gần 90% về diện tích theo quy hoạch. Trong đó có CCN Ái Tử được đầu tư hệ thống xử lý nước thải chung; các CCN Đông Lễ (TP. Đông Hà), Ái Tử - giai đoạn 1 (Triệu Phong), Cam Thành (Cam Lộ), Diên Sanh (Hải Lăng) đã đầu tư cơ bản hoàn thành hạ tầng giao thông.

Cần đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đạt tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mớiĐường vào Cụm công nghiệp Đông Lễ, TP. Đông Hà -Ảnh: P.V

Theo số liệu thống kê năm 2022 của Sở Công thương, toàn tỉnh có 16 CCN đã đi vào hoạt động và đang thu hút đầu tư; diện tích đất công nghiệp đã cho các tổ chức, cá nhân thuê, thuê lại để sản xuất, kinh doanh đạt bình quân 63,9% trên tổng diện tích đất công nghiệp của các CCN.

Tổng số doanh nghiệp (dự án) đầu tư: 153 dự án; số doanh nghiệp đang hoạt động: 94; số dự án đang xây dựng: 22; số dự án chưa triển khai: 18; tổng vốn đăng ký đầu tư 3.667 tỉ đồng; số vốn đã thực hiện 2.098 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 57% số vốn đăng ký; sử dụng 6.161 lao động; doanh thu 2.284 tỉ đồng; nộp ngân sách 61,87 tỉ đồng.

CCN được phân bố ở nhiều địa phương: TP. Đông Hà có 3 CCN: Đông Lễ, Phường 4 và CCN Quốc lộ 9D với 27 doanh nghiệp, sử dụng 128 lao động; thị xã Quảng Trị có 2 CCN: Cầu Lòn - Bàu De và Hải Lệ với 13 doanh nghiệp, sử dụng 180 lao động; huyện Hải Lăng có 3 CCN: Diên Sanh, Hải Thượng, Hải Chánh với 28 doanh nghiệp, sử dụng 2.369 lao động; huyện Triệu Phong có 2 CCN: Ái Tử, Đông Ái Tử với 31 doanh nghiệp, sử dụng 1.933 lao động; huyện Vĩnh Linh có CCN Cửa Tùng với 6 doanh nghiệp, sử dụng 71 lao động; huyện Cam Lộ có 3 CCN: Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Tuyền với 44 doanh nghiệp, sử dụng 1.466 lao động; huyện Hướng Hóa có CCN Hướng Tân với 1 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng 14 lao động; huyện Đakrông có CCN Krông Klang với 1 doanh nghiệp nhưng chưa triển khai; huyện Gio Linh có CCN Đông Gio Linh chưa hoạt động.

So với thời điểm trước khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 39/2020/NQ-HĐND ngày 23/7/2020 về Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN và thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế thì vốn hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng CCN tăng 58 tỉ đồng (190 tỉ đồng năm 2020 lên 248 tỉ đồng đến tháng 6/2023); vốn hỗ trợ hoạt động khuyến công hơn 11 tỉ đồng.

Các nội dung hỗ trợ gồm: hỗ trợ khởi sự, thành lập và nâng cao năng lực cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến và phát triển sản phẩm mới; hỗ trợ đào tạo lao động; hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; hỗ trợ về bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp; hỗ trợ về thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Theo đó, một số chỉ tiêu có gia tăng như số CCN đi vào hoạt động từ 14 lên 16 cụm; số dự án đầu tư tăng từ 131 dự án lên 153 dự án; vốn đăng ký đầu tư tăng 2.568 tỉ đồng lên 3.667 tỉ đồng; số dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động tăng từ 73 dự án lên 94 dự án; tỉ lệ lấp đầy từ 49,1% lên 63,9%; số lao động tăng từ 3.000 lao động lên 6.161 lao động...

Tính riêng năm 2022, các CCN thu hút được 5 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 142 tỉ đồng. Tại CCN Quốc lộ 9D có dự án: Nhà máy sản xuất dược liệu của Công ty CP Dược liệu GOLD HERBAL; tại CCN Cam Hiếu có 3 dự án: Nhà máy sản xuất dược liệu của Công ty TNHH SX TM AgriDynamics - Chi nhánh Quảng Trị; Nhà máy sản xuất thiết bị và các sản phẩm xử lý nước thải, nước cấp của Công ty TNHH CPE Quảng Trị; Nhà máy sản xuất lưới nông nghiệp, lồng lưới nuôi thủy sản và dây thừng xuất khẩu của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Toàn Cầu D&T; tại CCN Cam Tuyền có dự án Nhà máy sản xuất chế biến gỗ Nam Việt của Công ty TNHH Nam Việt.

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN đã phục vụ nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất ở các làng nghề, khu dân cư vào nơi sản xuất tập trung, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, kiểm soát về môi trường; thu hút các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vệ tinh của các dự án trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; thu hút các dự án phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, sử dụng nguyên liệu địa phương; cùng với các hoạt động khuyến công đã thúc đẩy chuyển giao công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực quản lý, hoàn thiện sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh.

Các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong các CCN đã vượt qua nhiều khó khăn, nhất là sau COVID-19, thực hiện các giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất một số sản phẩm mới, sử dụng nhiều lao động trên địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội đáng kể, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

Tuy nhiên, hiện trạng đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật gồm đường giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động CCN chưa được hoàn chỉnh đồng bộ. Hầu hết các CCN chưa được đầu tư hệ thống thoát nước thải chung (trừ CCN Ái Tử).

Theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 thì CCN được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuộc tiêu chí số 6 về Kinh tế. Để thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2025 có 4 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới và 1 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, cần tiếp tục ưu tiên đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật CCN đạt tiêu chí Kinh tế tại các huyện trong lộ trình.

Lê Thiện

Tin liên quan:
  • Cần đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đạt tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới
    Hoàn thiện kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp để thu hút đầu tư

    Phát triển các cụm công nghiệp (CCN) được xem là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp, khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; qua đó góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, làm thay đổi diện mạo ở nhiều vùng nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay, tổng số vốn đã đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng CCN chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đầu tư hạ tầng CCN trên địa bàn tỉnh.

  • Cần đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đạt tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới
    Xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

    Để phát triển kết cấu hạ tầng trong điều kiện ngân sách nhà nước gặp khó khăn, thành phố Đông Hà đã tập trung huy động các nguồn lực bằng hình thức xã hội hóa. Từ đó xây dựng đô thị ngày càng khang trang, thúc đẩy phát triển KT-XH, QP-AN và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

  • Cần đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đạt tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới
    Vì sao Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp Krông Klang thi công chậm ...

    Nhằm từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Đakrông, năm 2019 UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp thị trấn Krông Klang trên diện tích 16,177 ha với tổng mức đầu tư là 19.666 triệu đồng.


Lê Thiện

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp để thu hút đầu tư
22:25 11/07/2023

QTO - Phát triển các cụm công nghiệp (CCN) được xem là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp, khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; qua đó góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, làm thay đổi diện mạo ở nhiều vùng nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay, tổng số vốn đã đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng CCN chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đầu tư hạ tầng CCN trên địa bàn tỉnh.

Xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
07:55 18/04/2022

QTO - Để phát triển kết cấu hạ tầng trong điều kiện ngân sách nhà nước gặp khó khăn, thành phố Đông Hà đã tập trung huy động các nguồn lực bằng hình thức xã hội hóa. Từ đó xây dựng đô thị ngày càng khang trang, thúc đẩy phát triển KT-XH, QP-AN và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Vì sao Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp Krông Klang thi công chậm tiến độ?
00:28 30/08/2021

QTO - Nhằm từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Đakrông, năm 2019 UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp thị trấn Krông Klang trên diện tích 16,177 ha với tổng mức đầu tư là 19.666 triệu đồng.

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP
10:20 tối Thứ 2

QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...

Thời tiết

17°C - 23°C
Có mây, không mưa
  • 18°C - 23°C
    Có mây, có mưa rào
  • 20°C - 25°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long