{title}
{publish}
{head}
Được sự quan tâm hỗ trợ của các chương trình, dự án, đặc biệt là thực hiện hoạt động tăng cường cơ sở vật chất (CSVC) cho hoạt động của đài truyền thanh (ĐTT) xã thuộc Dự án 6 về truyền thông và giảm nghèo về thông tin - Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, hệ thống ĐTT ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được đầu tư khá đồng bộ CSVC, trang thiết bị. Qua đó, góp phần hiện đại hoá hệ thống thông tin cơ sở, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, ổn định chính trị, QP-AN và thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.
Cài đặt hệ thống loa không dây cho đài truyền thanh cơ sở ở xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa - Ảnh: K.S
Trước đây, trên địa bàn huyện Hướng Hóa có 16 xã, thị trấn có hệ thống ĐTT cơ sở sử dụng hệ thống truyền thanh vô tuyến (truyền thanh sử dụng tần số FM); truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông.
Trong đó, 4 xã có ĐTT hoạt động tốt; 4 xã có ĐTT tạm ngừng hoạt động do không nạp thẻ sim, 8 xã ĐTT không hoạt động do hệ thống đài hư hỏng hoàn toàn. Hệ thống máy móc, trang thiết bị của ĐTT cơ sở chưa đồng bộ, xuống cấp, kinh phí cho việc nâng cấp hệ thống ĐTT còn nhiều khó khăn.
Một số đài không sửa chữa kịp thời nên đôi lúc còn ảnh hưởng đến công tác tiếp âm đài cấp trên. Một số đài do cán bộ văn hóa - thông tin kiêm nhiệm khối lượng công việc nhiều nên không có nhiều thời gian viết tin, bài để phát trên hệ thống... Từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, được sự quan tâm của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trong việc đầu tư, tăng cường CSVC, trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đến nay, 13 xã trên địa bàn huyện đã được trang cấp hệ thống ĐTT cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông có 142 cụm loa với số kinh phí khoảng hơn 5 tỉ đồng.
Ngoài ra, từ nguồn ngân sách tỉnh, Sở TT&TT trang cấp thiết bị máy móc cho hệ thống ĐTT, truyền hình cấp huyện giai đoạn 2022-2024. Sau khi được trang cấp CSVC của hệ thống ĐTT cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Vì vậy, hệ thống ĐTT xã ở huyện phát huy hiệu quả cao hơn. Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hướng Hóa Hồ Ngọc Tình cho hay: “Từ khi hệ thống ĐTT xã được đầu tư trang thiết bị mới, hệ thống máy phát hiện đại, các chương trình phát sóng đã phủ kín khắp các thôn/tổ dân phố đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới bà con cũng thuận lợi hơn.
Việc thiết lập, duy trì hoạt động tốt hệ thống ĐTT xã góp phần cung cấp những thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước đến gần hơn với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để hệ thống ĐTT xã hoạt động tốt hơn nữa, đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của ĐTT xã đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ chính trị được giao. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ĐTT xã”.
Đối với huyện Đakrông, trước thực trạng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác truyền thanh trên địa bàn huyện không đồng bộ, một số ĐTT hư hỏng, xuống cấp, từ năm 2023, thông qua nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, địa phương được Sở TT&TT đầu tư mới hệ thống ĐTT của 11 xã, thị trấn với 121 cụm loa thôn, bản.
Tất cả hệ thống ĐTT các xã, thị trấn được đầu tư đồng bộ theo công nghệ hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, đưa thông tin đến các tầng lớp nhân dân. Từ đó đến nay, hoạt động của ĐTT xã được duy trì thường xuyên giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin mang tính thời sự ở trong nước và thế giới; tiếp cận với sự phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất, từ đó, áp dụng và tình hình thực tế tại địa phương để nâng cao năng suất lao động.
“Hiện nay, vấn đề khó khăn lớn nhất đối với hệ thống ĐTT cấp xã ở Đakrông là kinh phí sửa chữa, thay mới hệ thống loa truyền thanh thôn, khóm và ĐTT xã khi bị hư hỏng còn hạn chế nên khó khăn trong công tác thông tin tuyên truyền đến bà con.
Hệ thống các cụm loa cần sim kết nối internet của các nhà mạng để hoạt động, tuy nhiên kinh phí cấp cho xã để duy trì hằng năm không có. Vì vậy, đề nghị cấp trên ban hành cơ chế, chính sách đầu tư kinh phí duy trì vận hành hệ thống ĐTT cấp xã”, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đakrông Phan Xuân Liệu đề xuất.
Toàn tỉnh hiện có 28 xã đặc biệt khó khăn. ĐTT cấp xã thực hiện 2 chức năng tiếp âm và là công cụ phục vụ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã. Thực hiện Dự án 6, Sở TT&TT đã tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu của các ĐTT xã để có hướng hỗ trợ các ĐTT xã phù hợp. Nhờ nguồn kinh phí của chương trình, từ năm 2022-2024, toàn tỉnh có 30 xã được đầu tư thiết lập mới ĐTT, 6 xã được nâng cấp ĐTT.
Nhờ đó, người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường lao động, có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo bền vững, nâng cao năng suất lao động, cải thiện và phát triển đời sống.
Việc đầu tư, hỗ trợ cho ĐTT cơ sở là rất cần thiết, giúp ĐTT huyện có điều kiện để mạnh lên và hệ thống truyền thanh cơ sở được củng cố hoạt động có tính lâu dài và ổn định. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giảm nghèo, giúp người dân được tiếp cận, nắm bắt nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, góp phần nâng cao dân trí, hướng đến thoát nghèo bền vững.
Ngọc Trang
QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...
QTO - Với sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao là yêu cầu cấp thiết, nhất là khi...
QTO - Ông Hồ A Keng là người dân tộc Vân Kiều, hiện đang cư trú tại thôn Thuận 2, xã Thuận, huyện Hướng Hóa luôn gương mẫu, đi đầu trong công tác vận động...
QTO - Những năm qua, Ban Chấp hành (BCH) Đoàn Thanh niên xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh luôn chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công tác đoàn và...
QTO - Với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm”, thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ triển khai hàng loạt biện pháp nhằm cải tiến quy trình...
QTO - Dịch bệnh sốt xuất huyết những tháng gần đây vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại các địa phương trong tỉnh nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng....
QTO - Một chiếc xe lăn, một chiếc giường, một căn phòng nhỏ dành cho con trai..., những thứ tưởng chừng rất nhỏ bé, không cần phải mong đợi ấy lại là cả...
QTO - Gần đây, mạng xã hội lan truyền nhiều video clip đánh ghen hay bạo lực gia đình, trong đó có hình ảnh những đứa trẻ với khuôn mặt sợ hãi khi cố ngăn...
QTO - “Thầy thuốc như mẹ hiền” - lời dạy của Bác Hồ kính yêu luôn được bác sĩ người Pa Kô Trần Văn Thiện, Trạm trưởng Trạm Y tế xã A Vao, huyện Đakrông...
QTO - Hằng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu nặng hạt, xóa tan cái nắng hạn khô khốc, nước mưa từ các ruộng đồng dâng cao cũng là mùa của nhiều loại...
QTO - Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy là một trong những giải pháp quan trọng nhằm kiềm chế và kéo giảm tội phạm. Xác...
QTO - Ngày 29/12/2023, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 19/2023/TTBLĐTBXH (Thông tư 19) bổ sung thêm nhiều nghề công việc nặng nhọc,...