Cập nhật:  GMT+7

Sức sống mới trên “vành đai trắng” năm xưa

Dưới tán rừng xanh biếc giữa vùng đất đỏ ba dan đầy nắng gió thuộc xã Phong Bình, huyện Gio Linh, vẫn còn đó những dấu tích trầm mặc của di tích Dốc Miếu - một phần trong tuyến hàng rào điện tử Mc.Namara mà quân đội Mỹ dựng lên nhằm ngăn chặn sự chi viện của cách mạng miền Bắc vào miền Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, thời gian đủ dài để chứng kiến một hành trình chuyển mình kỳ diệu trên vùng đất từng là tuyến đầu khốc liệt. Phong Bình nay đã khoác lên mình diện mạo mới.

Sức sống mới trên “vành đai trắng” năm xưa

Người dân Phong Bình thực hiện mô hình luân canh lúa - dưa hấu, mang lại giá trị kinh tế cao -Ảnh: TRẦN TUYỀN

Dấu ấn lịch sử khốc liệt

Tọa lạc trên tuyến Quốc lộ 1, di tích Dốc Miếu từng là một trong những cứ điểm quân sự quan trọng nhất trong hệ thống phòng ngự của Mỹ - ngụy tại khu vực Vĩ tuyến 17. Năm 1966, Mỹ triển khai xây dựng tuyến hàng rào điện tử Mc.Namara dọc phía Nam vùng giới tuyến quân sự tạm thời, từ bờ biển Gio Linh qua căn cứ Đồi 31 (Gio Mỹ) đến Dốc Miếu, Cồn Tiên lên biên giới Việt - Lào. Trong toàn bộ tuyến hàng rào điện tử Mc.Namara, căn cứ Dốc Miếu giữ vị trí chiến lược vô cùng lợi hại. Nằm trên quả đồi đất đỏ ba dan rộng khoảng 262 ha, ở bình độ 50 m, có thể quan sát, khống chế cả một vừng rộng lớn Đông Bắc Gio Linh. Đây được mệnh danh là “con mắt thần” bất khả xâm phạm của đế quốc Mỹ, là một trung tâm điều khiển, xử lý các phương tiện điện thám tinh vi của hỏa lực toàn tuyến.

Đối với quân và dân ta, tiêu diệt căn cứ quân sự Dốc Miếu đã trở thành mục tiêu quan trọng. Tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh mưu trí, dũng cảm và quyết liệt của các LLVT nhân dân. Tiêu biểu là trận đánh của bộ đội pháo binh ngày 20/3/1967.

Trận thắng này đã làm tiêu hao nhiều lực lượng của địch, phá hủy nhiều xe tăng, xe bọc thép, xe vận tải, máy bay lên thẳng, kho xăng, kho vũ khí... Trong chiến dịch tiến công nổi dậy mùa xuân 1972, căn cứ Dốc Miếu nằm trong sự bắn phá dữ dội của pháo binh mặt trận, buộc địch phải tháo chạy vào ngày 1/4, bỏ lại một bãi chiến trường ngổn ngang hầm hào, súng đạn, phương tiện chiến tranh.

Mặc dù đế quốc Mỹ đã tốn rất nhiều tiền của cũng như công sức cho việc xây dựng và vận hành hệ thống hàng rào điện tử Mc.Namara, cùng với những thủ đoạn chống phá dã man, tàn bạo cũng đành phải chấp nhận sự xóa sổ của một vị trí phòng thủ được coi là mạnh nhất tồn tại hơn 5 năm ở Quảng Trị. Chiến thắng này đã đi vào lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam và lịch sử của quân và dân Quảng Trị anh hùng.

Chiến tranh kết thúc, Phong Bình là một trong những địa phương gánh chịu hậu quả nặng nề: hạ tầng bị phá hủy, đất đai nhiễm bom mìn, người dân mất phương tiện sản xuất, đời sống khốn khó. Nhưng như cây bạch đàn vẫn vươn cao từ đất cháy, người dân Phong Bình từng bước dựng lại cuộc sống trên chính mảnh đất đổ nát năm xưa.

Hồi sinh từ tro tàn chiến tranh

Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền và Nhân dân Phong Bình xốc lại tinh thần, bắt tay vào công cuộc tái thiết. Hàng nghìn ngày công được huy động để khai hoang, dựng lại nhà cửa, xây dựng trường học, trạm xá. Dẫu cuộc sống còn muôn vàn thiếu thốn, song tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó luôn là sợi dây gắn kết cộng đồng.

Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, Phong Bình đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2024, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, với tỉ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 37,5%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 16%, dịch vụ - thương mại chiếm 46,5%.

Tổng thu nhập toàn xã đạt hơn 354 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 52,5 triệu đồng/người/năm . Phong Bình có hơn 1.940 ha đất sản xuất nông nghiệp. Năng suất lúa vụ đông xuân đạt 62 tạ/ ha, vụ hè thu đạt 55 tạ/ha, cho sản lượng lúa cả năm gần 3.800 tấn. Mô hình luân canh lúa - dưa hấu được triển khai hiệu quả, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao. Mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng -rừng được khuyến khích phát triển.

Đặc biệt, xã có hơn 343 ha cao su và 103 ha hồ tiêu, với năng suất và sản lượng tăng so với năm trước. Sự kết hợp giữa canh tác truyền thống và ứng dụng khoa học kỹ thuật đã giúp kinh tế gò đồi ở Phong Bình phát triển bền vững. Xã Phong Bình cũng ghi dấu ấn trong chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ.

Toàn xã hiện có 11 ha lúa hữu cơ, được canh tác theo chuỗi liên kết giá trị với doanh nghiệp. Các hợp tác xã và tổ hợp tác nông nghiệp đóng vai trò then chốt trong tổ chức sản xuất, bao tiêu đầu ra sản phẩm và ứng dụng cơ giới hóa, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, xã Phong Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt như: thu ngân sách đạt 134,9% kế hoạch; tổng chi đạt trên 120%... Mặc dù còn một vài tiêu chí cần củng cố, như cơ sở vật chất trường học, nhưng về cơ bản, bộ mặt nông thôn đã có những bước chuyển biến rõ nét. Tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 100%, hộ có nhà ở kiên cố trên 98%. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 3,93%, hộ cận nghèo còn 6,11%.

Hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa trên 80%. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới được triển khai sâu rộng, tỉ lệ gia đình văn hóa toàn xã đạt trên 95,7%. 7/7 thôn được công nhận là khu dân cư tiên tiến. Các hoạt động văn hóa, thể thao, phong trào thi đua yêu nước, gìn giữ an ninh trật tự đều được người dân tích cực hưởng ứng, góp phần tạo nên đời sống cộng đồng gắn bó, nghĩa tình.

Từ một vùng đất từng bị hủy diệt bởi chiến tranh, Phong Bình hôm nay đang chuyển mình mạnh mẽ. Dưới tán rừng tràm, hồ tiêu, cây ăn quả xanh ngát vang lên tiếng máy cày hòa cùng tiếng trẻ thơ đến lớp.

Hình ảnh ấy không chỉ phác họa một vùng quê yên bình, mà còn là biểu tượng sống động cho sức mạnh hồi sinh, cho tinh thần vượt khó của người dân nơi đây, những con người đã từng bước biến chiến địa khốc liệt thành miền quê trù phú, nghĩa tình và đầy khát vọng.

Trần Tuyền

Tin liên quan:
  • Sức sống mới trên “vành đai trắng” năm xưa
    Hồi sinh trên “vành đai trắng” Gio Linh

    Nằm ở bờ Nam vĩ tuyến 17 mang nỗi đau chia cắt đất nước, huyện Gio Linh bước ra từ cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại với khung cảnh tiêu điều, đổ nát... 50 năm sau ngày quê hương giải phóng, vượt lên gian khó với ý chí quyết tâm cao và khát vọng tái thiết quê hương ngày càng giàu đẹp hơn, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Gio Linh đã biến vùng đất “bời bời cỏ lút đồng hoang” năm xưa thành bạt ngàn cao su, hồ tiêu xanh ngút mắt ở vùng gò đồi - miền núi; những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay ở ...

  • Sức sống mới trên “vành đai trắng” năm xưa
    Sức sống mới trên chiến trường xưa

    Sau 50 năm chiến thắng Cửa Việt, nơi mảnh đất chiến trường xưa Triệu An, Triệu Vân bây giờ đã được phủ lên màu xanh của hoa màu, của nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng... tạo sinh khí mới cho vùng cát ven biển huyện Triệu Phong.


Trần Tuyền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những dấu ấn sau nửa thế kỷ hòa bình

Những dấu ấn sau nửa thế kỷ hòa bình
2025-04-29 14:10:00

QTO - Cùng với cả nước, những ngày này, Quảng Trị hân hoan chào đón lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Được hưởng hòa bình trước...

Ngư dân hối hả vào vụ cá Nam

Ngư dân hối hả vào vụ cá Nam
2025-04-29 11:00:00

QTO - Năm 2025, mùa nắng nóng bắt đầu sớm hơn mọi năm, tình hình thời tiết trên biển thuận lợi cho ngư dân vào vụ cá Nam sớm hơn bình thường và có khả năng...

Bước chuyển mình ở một vùng quê cách mạng

Bước chuyển mình ở một vùng quê cách mạng
2025-04-29 08:10:00

QTO - Xã Lìa, huyện Hướng Hóa có phần lớn đồng bào dân tộc Pa Kô sinh sống. Đây là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng của những người con mang họ Bác...

Quảng Trị vươn mình cùng dân tộc

Quảng Trị vươn mình cùng dân tộc
2025-04-29 07:40:00

QTO - Những ngày này, Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4...

Để ngành thủy sản phát triển bền vững

Để ngành thủy sản phát triển bền vững
2025-04-28 09:55:00

QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn
2025-04-27 10:46:00

QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long