Cập nhật:  GMT+7

Bước chuyển mình ở một vùng quê cách mạng

Xã Lìa, huyện Hướng Hóa có phần lớn đồng bào dân tộc Pa Kô sinh sống. Đây là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng của những người con mang họ Bác Hồ một lòng theo Đảng, luôn biết phát huy tinh thần đoàn kết, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Bước ra khỏi chiến tranh, quá trình kiến thiết và xây dựng quê hương, tinh thần đó lại càng được khẳng định ở xã Lìa khi bộ mặt nông thôn miền núi nơi đây không ngừng khởi sắc...

Bước chuyển mình ở một vùng quê cách mạng

Mô hình trồng cao su hiệu quả ở xã Lìa - Ảnh: K.S

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào nơi đây một lòng theo cách mạng, đoàn kết cùng các dân tộc anh em cả nước sẵn sàng hy sinh, đứng lên đấu tranh giành lại độc lập, tự do, hoà bình cho dân tộc. Có không ít chiến sĩ cách mạng là người dân tộc thiểu số đã anh dũng hy sinh; nhiều người vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, Huân chương Kháng chiến, Chiến sĩ vẻ vang... là tấm gương để các thế hệ trẻ noi theo trong thời bình.

Hưởng ứng chiến dịch khai hoang, phục hoá, đẩy mạnh công cuộc định canh, định cư (1954-1973), các dân tộc ở Hướng Hoá nói chung, xã A Xing và A Túc nói riêng ra quân thi đua sản xuất, khai thác phù hợp các sản vật từ rừng, khai hoang sản xuất, duy trì và phát triển các nghề truyền thống tạo ra nhiều loại hàng hoá trao đổi với đồng bào các địa phương khác. Nhờ vậy, vùng đất này từng bước được xoá đói, giảm nghèo.

Sau 1975, thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, với quyết tâm khắc phục khó khăn, biến đất đồi hoang hóa thành tiềm năng phát triển kinh tế, đồng bào nơi đây từng bước khai hoang phục hóa, cải tạo đất đai để phát triển sản xuất, dần xóa bỏ các phương thức sản xuất lạc hậu, nhất là phát, cốt, đốt, trỉa. Họ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ thế, vùng đất này đã rất thành công khi bắt tay vào thực hiện chủ trương của huyện về xây dựng vùng chuyên canh cây trồng với 2 loại cây trồng mới đó là cao su và sắn nguyên liệu. Người dân còn mở rộng trồng cây lâm nghiệp nhằm vừa tăng thu nhập, vừa giữ rừng.

Một số công trình thủy lợi được xây dựng. Từ đó, xã đã tập trung phát triển lúa nước thay thế cho lúa rẫy, đồng thời phát triển thêm các loại cây lương thực khác và cây ăn quả. Tận dụng đất đồi rộng lớn, nguồn thức ăn từ thiên nhiên dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc. Tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như các tổ chức phi chính phủ về các nguồn vốn ưu đãi, cây con giống, kiến thức khoa học kỹ thuật... bà con đã mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp đem lại thu nhập khá, xây dựng các câu lạc bộ trồng sắn 100 triệu/năm. Nền kinh tế nông nghiệp nhờ đó ngày càng phát triển bền vững. Năm 2020, xã Lìa được sáp nhập từ 2 xã A Xing và A Túc.

Cựu chiến binh Hồ Ở trú tại thôn A Máy, xã Lìa từng là dân quân vận chuyển hàng hóa, đạn dược trên chiến trường tỉnh Quảng Trị. Năm 1975 trở về bản làng, ông luôn đau đáu trăn trở cách làm ăn để cùng bản làng đưa cuộc sống đi lên. Chính vì thế, ông xung phong tham gia xây dựng chính quyền địa phương từ sau giải phóng, từng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã A Xing (cũ), Huyện ủy viên huyện Hướng Hóa 4 nhiệm kỳ, ông Hồ Ở đã góp phần đáng kể vào sự đổi thay vùng đồng bào DTTS nơi đây. Trong tâm trí ông còn nhớ như in cảnh hoang tàn 50 năm trước của cả một vùng Lìa gồm 7 xã phía Nam Hướng Hoá.

Người dân Pa Kô sinh sống ở huyện bạn Lào trở về quê hương chưa quen với cách thức làm ăn nên năng suất cây trồng thấp, dẫn đến thiếu đói quanh năm. Giao thông cách trở, đi lại khó khăn, kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp.

Nhìn sự đổi thay của bản làng hôm nay, ông Hồ Ở không giấu được sự vui mừng: “Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, Đảng uỷ xã, sự nỗ lực của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân địa phương, xã Lìa đã có sự phát triển vượt bậc như hôm nay, tôi vô cùng hạnh phúc. Trong kháng chiến kiên cường như thế nào thì trong thời bình xây dựng lại quê hương cũng cần kiên cường như thế. Bản thân tôi đã cùng với dân bản nơi đây chung tay góp sức xây dựng quê hương, đem đến bộ mặt mới của bản làng như ngày hôm nay”.

Đến nay, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã hơn 1.000 ha, trong đó lúa nước hơn 111 ha, cây hàng năm khác gần 900 ha. Diện tích cây lâu năm đạt hơn 200 ha, trong đó cây ăn quả gần 50 ha. Cao su, bời lời và tràm đạt gần 400 ha. Tổng đàn gia súc gần 8.000 con. Tất cả các chỉ tiêu đều tăng dần qua hàng năm và vượt xa so với năm đầu mới nhập xã. Hệ thống giao thông nông thôn từng bước đã được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi. Nhờ thế, nhiều hộ đã manh dạn mở mang kinh doanh, dịch vụ nâng cao thu nhập.

Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/người/năm (tăng 3 triệu đồng); hộ nghèo từ 72% giảm xuống còn 59% so với năm 2020. Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được quan tâm, đặc biệt là xã làm tốt công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc. Đến nay, xã Lìa vẫn còn cất giữ và duy trì một số lễ hội độc đáo, như A riêu ping, A za... Hình thành và duy trì tốt hoạt động của các câu lạc bộ: đan lát truyền thống, cồng chiêng, văn nghệ truyền thống của xã. Nhiều nghệ nhân còn nắm giữ và có khả năng trao truyền di sản văn hóa phi vật thể...

Đánh giá về sự phát triển vượt bậc của địa phương trên nhiều lĩnh vực, Bí thư Đảng uỷ xã Lìa Hồ A Dược cho hay: “Sự phát triển về mọi mặt của xã Lìa hôm nay là truyền thống đoàn kết gắn bó, ý chí kiên cường không quản ngại gian khó của đồng bào DTTS nơi vùng đất có bề dày lịch sử cách mạng này đã được phát huy. Qua đó, góp phần làm thay da, đổi thịt một xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới này”.

Kô Kăn Sương

Tin liên quan:
  • Bước chuyển mình ở một vùng quê cách mạng
    Khởi sắc ở một vùng quê cách mạng

    Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đặc biệt là từ cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu Tháng Tám năm 1945, xã Gio Mai, huyện Gio Linh đã từng bước đổi mới, có những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn trong phát triển KT - XH, góp phần đem lại những khởi sắc cho vùng quê cách mạng.

  • Bước chuyển mình ở một vùng quê cách mạng
    Khởi sắc trên một vùng quê cách mạng

    Cách đây 92 năm, chỉ sau 1 năm Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, vào đêm 6/3/1931, tại miếu Thần Hoàng, Chi bộ Quảng Xá- một trong ba chi bộ đầu tiên của huyện Vĩnh Linh được thành lập. Ngọn lửa cách mạng được nhen nhóm và bừng sáng từ đó, Chi bộ Quảng Xá đã trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của xã Vĩnh Lâm, là một trong những cơ sở đảng trung kiên nhất của huyện Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ. Suốt hơn 93 năm qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất giàu truyền thống cách mạng ấy hôm nay đang thay da, đổi thịt từng ngày.


Kô Kăn Sương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ngư dân hối hả vào vụ cá Nam

Ngư dân hối hả vào vụ cá Nam
2025-04-29 11:00:00

QTO - Năm 2025, mùa nắng nóng bắt đầu sớm hơn mọi năm, tình hình thời tiết trên biển thuận lợi cho ngư dân vào vụ cá Nam sớm hơn bình thường và có khả năng...

Quảng Trị vươn mình cùng dân tộc

Quảng Trị vươn mình cùng dân tộc
2025-04-29 07:40:00

QTO - Những ngày này, Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4...

Để ngành thủy sản phát triển bền vững

Để ngành thủy sản phát triển bền vững
2025-04-28 09:55:00

QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn
2025-04-27 10:46:00

QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...

Săn cá mát ở suối Tà Puồng

Săn cá mát ở suối Tà Puồng
2025-04-26 05:20:00

QTO - Suối Tà Puồng vào mùa khô bắt đầu cạn nước, trơ ra những bãi đá qua tháng năm bị dòng nước bào mòn, điểm xuyết ít rêu xanh đẹp tựa tranh vẽ. Cũng có...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long