Cập nhật:  GMT+7

Nuôi bò thâm canh, hướng phát triển kinh tế mới của người dân Ba Lòng

Phát huy tinh thần cách mạng vùng chiến khu, những năm qua, xã Ba Lòng khuyến khích người dân khắc phục khó khăn của địa hình, điều kiện thời tiết khắc nghiệt để đầu tư phát triển kinh tế đa dạng, phù hợp. Đặc biệt, xã tranh thủ sự quan tâm của các chương trình, dự án hỗ trợ người dân nghèo để xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả; trong đó, mô hình nuôi bò nhốt chuồng được xem là hướng đi mới, giúp người dân tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nuôi bò thâm canh, hướng phát triển kinh tế mới của người dân Ba Lòng

Mô hình nuôi bò theo nhóm hộ ở thôn 5 bước đầu phát huy hiệu quả - Ảnh: K.S

Từ mô hình điểm

Gia đình ông Lê Quang Thao ở thôn 5 là một trong những hộ dân chăn nuôi bò lâu năm tại xã Ba Lòng. Tuy nhiên, do chăn nuôi theo hình thức thả rong, thời gian nuôi kéo dài, dịch bệnh thường xảy ra đối với đàn vật nuôi nên hiệu quả kinh tế không cao.

Năm 2019, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ông Thao được hỗ trợ thâm canh 15 con bò lai Sind máu 25%, hỗ trợ giống cỏ voi, máy cắt thức ăn, hệ thống nước phục vụ chăn nuôi. Để chăn nuôi bài bản hơn, ông đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, trồng 2ha cỏ voi.

Quá trình chăn nuôi, ông được tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc bò, trồng cỏ...; biết tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân các loại cây đậu xanh, bắp, lạc, sắn sau thu hoạch để làm thức ăn cho đàn vật nuôi.

Nhờ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi đúng quy trình, đặc biệt là chủ động phòng trừ các loại dịch bệnh cho vật nuôi nên đàn bò của gia đình ông phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập khá cao. Nhận thấy hiệu quả bước đầu từ mô hình, chính quyền địa phương khuyến khích ông Thao và 2 hộ dân khác thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng.

Đến nay, mô hình phát triển hơn 50 con bò và đã xuất chuồng hơn 20 con bò thương phẩm. Chăn nuôi nhốt kết hợp trồng cỏ, chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc nên các hộ gia đình trong tổ hợp tác có thu nhập khá ổn định, có điều kiện nuôi con cái học hành và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Ông Thao cho biết: “Từ khi chuyển hình thức từ chăn nuôi thả rông sang nuôi nhốt, đàn bò phát triển nhanh, khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh, thu nhập cao hơn so với trước đây. Vì vậy, tổ hợp tác quyết tâm duy trì và phát triển mô hình này; đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi bò nhốt chuồng cho những hộ gia đình có nhu cầu trong và ngoài thôn, xã để cùng nhau vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng”.

Trưởng thôn 5, xã Ba Lòng Hồ Văn Cư cho biết: “Qua thời gian xây dựng mô hình này, tôi thấy ý thức trách nhiệm của các hộ dân trong việc chung tay chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi được nâng cao. Đặc biệt, việc hạn chế chăn nuôi thả rông giúp cho môi trường trên địa bàn thôn, xã sạch đẹp hơn. Chúng tôi sẽ tuyên truyền, vận động những hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn học tập, nhân rộng mô hình này”.

...Đ ến chung tay giảm nghèo

Thôn 5, xã Ba Lòng hiện có 112 hộ với hơn 500 khẩu, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào trồng rừng, lúa nước và chăn nuôi gia súc. Do chăn nuôi thả rông nên dịch bệnh trên đàn gia súc thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con.

Nuôi bò thâm canh, hướng phát triển kinh tế mới của người dân Ba Lòng

Sử dụng máy cắt cỏ trong chăn nuôi bò nhốt chuồng ở tổ hợp tác của ông Lê Quang Thao - Ảnh: K.S

Qua hiệu quả mô hình chăn nuôi bò tập trung của tổ hợp tác nói trên, tháng 5/2025, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, UBND xã Triệu Nguyên cũ đã xây dựng thêm 2 nhóm (mỗi nhóm 4 - 6 hộ) để chăn nuôi bò nhốt chuồng.

Theo đó, mỗi nhóm được hỗ trợ từ 9 - 12 con bò lai Sind máu 25%, mỗi hộ gia đình tham gia được hỗ trợ trồng 0,5 sào cỏ voi. Các thành viên trong nhóm góp sức, kinh phí xây dựng chuồng trại. Hiện nay, đàn bò của các nhóm hộ phát triển tốt.

Tại nhóm hộ nuôi bò nhốt chuồng do anh Nguyễn Quốc Dũng làm tổ trưởng gồm có 6 thành viên, mỗi thành viên được hỗ trợ 2 con bò lai Sind. Giống bò khi được cấp to, đẹp nên chăm sóc khá thuận lợi. Tuy nhiên, do hạn hán nên cỏ voi không phát triển tốt, các nhóm hộ phải phân công thành viên cắt thêm cỏ tự nhiên về cho bò ăn. Thỉnh thoảng các hộ nuôi đưa bò ra đồng cỏ, thay phiên nhau giữ.

“Chúng tôi cam kết sẽ cùng nhau chăm sóc đàn bò thật tốt để nhân đàn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời mong muốn chính quyền địa phương quy hoạch đồng cỏ để bảo đảm nguồn thức ăn lâu dài cho đàn vật nuôi”, anh Dũng chia sẻ.

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng không chỉ giúp người dân cải thiện thu nhập mà còn góp phần cổ vũ người dân ở thôn 5 vươn lên thoát nghèo và chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi trong cộng đồng. Phó Chủ tịch UBND xã Ba Lòng Trần Hữu Hiếu cho biết: “Tính đến nay, tổng đàn gia súc ở xã khoảng gần 1.930 con. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, trong thời gian tới, xã khuyến khích người dân chăn nuôi tập trung, nhốt chuồng; tiếp tục cử cán bộ tuyên truyền, hướng dẫn người dân lựa chọn giống năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thời tiết địa phương và nhu cầu thị trường; kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho đàn gia súc; xây dựng chuồng trại, hệ thống thoát nước bảo đảm môi trường; tận dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương, quy hoạch vùng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi”.

Kô Kăn Sương


Kô Kăn Sương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chay an lành - gieo mầm xanh

Chay an lành - gieo mầm xanh
2025-07-20 05:40:00

QTO - Dũng cảm bước ra khỏi “vùng an toàn” để chọn lối đi ít người dấn bước, Nguyễn Thị Hoàng Lan (phường Đồng Thuận) từ bỏ công việc ổn định với mức thu...

Cơ hội vươn tầm cho sản phẩm địa phương

Cơ hội vươn tầm cho sản phẩm địa phương
2025-07-20 05:10:00

QTO - UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức chương trình đón đoàn doanh nghiệp (DN) nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng với các địa phương khu vực Bắc...

Sẵn sàng ứng phó với các loại hình thiên tai

Sẵn sàng ứng phó với các loại hình thiên tai
2025-07-19 05:35:00

QTO - Với quyết tâm chủ động từ sớm, từ xa, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đang triển...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long