
{title}
{publish}
{head}
Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư đóng mới tàu cá có công suất lớn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào khai thác, nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó, sản lượng thủy sản tăng đều qua từng năm, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Cảng cá Cửa Tùng được xây dựng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu neo đậu tàu thuyền bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác - Ảnh: L.A
Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phan Hữu Thặng cho biết, thời gian qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự chủ động của ngư dân, lĩnh vực khai thác thủy sản đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ với sự đầu tư đồng bộ về tàu thuyền, trang thiết bị, ngư lưới cụ hiện đại. Theo thống kê, hiện tại, đội tàu khai thác thủy sản của tỉnh có hơn 2.600 chiếc với tổng công suất trên 146.800 CV; trong đó, tàu cá có chiều dài từ 6 m trở lên là hơn 780 chiếc. Nhờ đó, sản lượng khai thác tăng đều qua từng năm, đạt trên 29.300 tấn, đời sống của ngư dân được cải thiện, nhiều hộ đã vươn lên làm ăn hiệu quả và giàu lên từ nghề biển.
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung các đối tượng giống thủy sản chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng và giống mới có giá trị kinh tế cao như cá chim vây vàng, ốc hương... đã được đưa vào sản xuất. các mô hình nuôi thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệcao, công nghệsinh học, nuôi nhiều giai đoạn tiếp tục được triển khai, nhân rộng vàmang lại hiệu quả.
Toàn tỉnh hiện có trên 3.200 ha diện tích nuôi trồng thủy sản; trong đó diện tích nuôi thủy sản nước mặn, lợ đạt trên 940 ha với hơn 110 ha nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao. Để thúc đẩy, huy động doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ngành nông nghiệp đãtích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng thủy sản quy mô lớn trên địa bàn.
Đến nay đã có 3 dự án nuôi thủy sản công nghệ cao đã được chấp thuận chủ trương đầu tư gồm: dựán nuôi cáhồi vân công nghệ cao RAS và nuôi tôm công nghệcao RAS của Công ty Camimex Quảng Trịtại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh; dựán nuôi tôm công nghệ cao của hộHoàng ThếNam tại xãVĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh. Ngoài ra còn có 2 dự án đang xin cấp chủ trương đầu tư.
Đối với cơ sở hạ tầng nghề cá, toàn tỉnh hiện có 4 cảng cá gồm: cảng cá Cửa Việt, cảng cá Cửa Tùng, cảng cá bến cá chợ Cửa Việt và cảng cá đảo Cồn Cỏ kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão; 4 khu neo đậu tránh trú bão gồm: Cửa Việt, Cửa Tùng, Bắc Cửa Việt và đảo Cồn Cỏ. Trong giai đoạn 2021 - 2025, đã đầu tư 300 tỉ đồng xây mới, nâng cấp mở rộng các khu neo đậu tránh trú bão Bắc Cửa Việt, cảng cá Cửa Việt, cảng cá Cửa Tùng.
Phê duyệt dự án xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng với tổng mức đầu tư 100 tỉ đồng. Ngoài ra, dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản với tổng mức đầu tư 150 tỉ đồng cũng đang được triển khai. Theo đánh giá, các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, phục vụ cho việc neo đậu tàu thuyền bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác và neo đậu tránh trú bão.
Trong nuôi trồng thủy sản đã triển khai công tác quan trắc môi trường nuôi tôm tập trung với tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 là 4,96 tỉ đồng. Kết quả quan trắc môi trường được thông báo kịp thời đến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và các vùng, cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp người nuôi tôm nắm bắt được chất lượng môi trường nước trong ao nuôi đại diện và nguồn nước cấp tại các vùng nuôi.
Từ đó có kế hoạch sản xuất hợp lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Theo đánh giá, việc quản lý tốt chất lượng nước đầu vào và trong ao nuôi đã góp phần phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi. Đồng thời, dữ liệu quan trắc được hệ thống hóa, tạo cơ sở dữ liệu phục vụ việc đánh giá diễn biến môi trường theo thời gian, từ đó hỗ trợ dự báo xu hướng biến đổi môi trường, giúp công tác chỉ đạo sản xuất hiệu quả hơn.
Theo ông Phan Hữu Thặng, để hiện thực hóa mục tiêu hướng đến xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có tính cạnh tranh cao, đảm bảo hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian tới, cần tiếp tục chính sách đầu tư đặc biệt ưu tiên đối với cơ sở hạ tầng thủy sản, bao gồm: cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá, dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Nâng cấp cảng cá Cửa Việt đạt tiêu chí cảng cá loại I, cảng cá Cửa Tùng, Cồn Cỏ, Bắc Cửa Việt đạt tiêu chí cảng cá loại II. Hỗ trợ, khuyến khích ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá phục vụ khai thác thủy sản và tàu hậu cần đánh bắt xa bờ. Hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho các tàu cá ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới như: trang bị máy dò chụp cho nghề lưới vây khơi, công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu cá, máy chế biến nước ngọt trên biển...
Đồng thời có chính sách hỗ trợ ngư dân bãi ngang chuyển đổi nghề nghiệp, góp phần cơ cấu lại nghề cá ven bờ theo hướng bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đối với nuôi trồng thủy sản cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng tại một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung nhằm đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững.
Ưu tiên phát triển các vùng nuôi đối tượng thủy sản chủ lực, hướng đến mô hình nuôi quy mô lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi tôm nước lợ, thường xuyên giám sát để phát hiện sớm dịch bệnh, chủ động xử lý nhằm hạn chế tối đa tình trạng lây lan.
Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án nuôi trồng thủy sản đã được cấp phép sớm triển khai và đi vào hoạt động. Đồng thời tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao và sản xuất giống thủy sản.
Lê An
QTO - “Xây dựng nông thôn mới (NTM) là xây dựng quê hương. Mà quê hương là của mình thì chính mình phải lo trước!”, chia sẻ mộc mạc của Trưởng thôn Lam...
QTO - Có thể thấy trong thời gian tới, các doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Trị tiếp tục có nhiều cơ hội thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các...
QTO - 50 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất nước nhà và 35 năm lập lại tỉnh Quảng Trị, ngành công thương đã có những bước chuyển mình...
QTO - Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày huyện Gio Linh hoàn toàn giải phóng, mảnh đất từng chịu bao đau thương, mất mát của chiến tranh nay đã vươn...
QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...
QTO - Hơn 1 năm nay, giá bò hơi trên thị trường giảm mạnh và chưa có chiều hướng cải thiện. Điều này khiến người chăn nuôi bò vỗ béo ở Hướng Hóa gặp nhiều...
QTO - Suối Tà Puồng vào mùa khô bắt đầu cạn nước, trơ ra những bãi đá qua tháng năm bị dòng nước bào mòn, điểm xuyết ít rêu xanh đẹp tựa tranh vẽ. Cũng có...
QTO - Là loài thủy cầm nhưng vịt rất mẫn cảm với môi trường nước bị ô nhiễm và chất thải chăn nuôi. Do đó, những năm gần đây, người chăn nuôi tìm tòi cải...
QTO - Tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn ra và tăng dần hàng năm. Do đó, để đảm bảo quyền SHTT được thực hiện...
QTO - Thời điểm này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị ao nuôi, giống tôm và các điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Tuy...