
{title}
{publish}
{head}
Trong suốt chặng đường đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong những tuyến đầu lửa đạn, nơi ý chí quật cường hun đúc nên những chiến công bất tử. Nửa thế kỷ sau ngày hòa bình lập lại, từ vùng đất từng tan hoang đổ nát trong khói lửa chiến tranh, Gio Linh đã vươn mình mạnh mẽ, nhất là trên lĩnh vực kinh tế biển - một trụ cột chiến lược tạo lực đẩy cho sự phát triển toàn diện và bền vững.
Đội tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân huyện Gio Linh trở về từ chuyến biển khơi xa -Ảnh: TRẦN TUYỀN
Khúc tráng ca bất tử của vùng đất tuyến lửa
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời, chia cắt đất nước thành hai miền Nam - Bắc. Gio Linh khi ấy trở thành tiền đồn lửa cháy, nơi hứng chịu sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh, nơi quân và dân phải đối diện với kẻ thù hùng mạnh, được trang bị khí tài hiện đại.
Chính trên mảnh đất ấy, kẻ thù đã dựng nên hàng rào điện tử McNamara - “con mắt thần” của Mỹ để kiểm soát, ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Nhưng mọi toan tính của kẻ thù đều bị đánh bại bởi ý chí sắt đá, lòng yêu nước cháy bỏng và khát vọng độc lập, thống nhất của quân và dân Gio Linh. Những địa danh, như: Dốc Miếu, Cồn Tiên, Gio An, Quán Ngang... đã đi vào lịch sử như biểu tượng sống động của tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Đỉnh cao của phong trào cách mạng là mùa xuân năm 1972, thời điểm quân và dân Gio Linh đồng loạt nổi dậy, đập tan tuyến phòng thủ vững chắc của địch, giải phóng hoàn toàn quê hương vào ngày 2/4/1972. Thắng lợi ấy tạo bàn đạp chiến lược để quân và dân Quảng Trị tiến công, giải phóng toàn tỉnh, góp phần quyết định vào đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Để làm nên chiến thắng oai hùng đó, hơn 3.300 người con Gio Linh đã ngã xuống, gần 2.000 người mang thương tích chiến tranh. Máu xương của họ đã viết nên khúc tráng ca bất tử trên vùng tuyến lửa.
Diện mạo mới
Từ đống hoang tàn đổ nát, từ “vành đai trắng” bị bom cày đạn xới, Nhân dân Gio Linh trở về với hai bàn tay trắng, bắt đầu một cuộc trường chinh mới xây dựng lại quê hương. Trải qua 50 năm kiến thiết, Gio Linh đã có những bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành một trong những địa phương đi đầu của tỉnh Quảng Trị về phát triển kinh tế biển.
Năm 2024, Gio Linh hoàn thành 20/20 chỉ tiêu KT-XH chủ yếu, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. 16/18 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đã hoàn thành. Hạ tầng được đầu tư đồng bộ. Công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án trọng điểm, như: Đường ven biển, sân bay Quảng Trị, đường cao tốc Bắc - Nam... được thực hiện quyết liệt, tạo động lực phát triển vùng kinh tế động lực phía Đông.
Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp không ngừng tăng trưởng, nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nông nghiệp công nghệ cao được hình thành. Toàn huyện hiện có 16 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao. Huyện đang thúc đẩy hình thành các cụm công nghiệp, phát triển dịch vụ chất lượng cao gắn với đô thị hóa thị trấn Gio Linh và Cửa Việt. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 4,03%, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng nâng cao.
Kinh tế biển - Trụ cột phát triển
Không chỉ dừng lại ở những chỉ số tăng trưởng, Gio Linh đang khẳng định vị thế là vùng kinh tế biển giàu tiềm năng, có khả năng trở thành đầu mối giao thương, khai thác hiệu quả lợi thế dải ven biển dài hơn 20 km. Năm 2024, sản lượng thủy sản toàn huyện đạt 17.946 tấn, vượt 5,5% kế hoạch. Với hơn 800 tàu thuyền, tổng công suất hơn 100.000 CV, ngư dân Gio Linh không ngừng cải hoán tàu cá, đổi mới ngư cụ, tăng cường trang bị công nghệ định vị, giám sát hành trình để vươn khơi bám biển.
Đặc biệt, huyện thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, chuẩn bị tốt các điều kiện nhằm gỡ “thẻ vàng” thủy sản. Cùng với khai thác, các mô hình nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao cũng được triển khai rộng rãi tại các xã ven biển. Sản phẩm thủy sản được thu mua, chế biến và tiêu thụ ổn định, mở ra triển vọng xây dựng thương hiệu biển Gio Linh trên thị trường khu vực.
Cửa Việt, Gio Hải, Trung Giang, những bãi tắm nổi tiếng của Gio Linh nay đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Năm 2024, Gio Linh đón hơn 300.000 lượt khách, doanh thu dịch vụ du lịch - nghỉ dưỡng tăng mạnh. Huyện đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch thị trấn Cửa Việt, tích cực quảng bá hình ảnh du lịch, khai thác giá trị lịch sử - văn hóa gắn với sinh thái cộng đồng, tạo sinh kế bền vững cho người dân ven biển.
Đặc biệt, quy hoạch vùng huyện đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050, đã xác định rõ trục phát triển kinh tế biển làm mũi nhọn, kết nối với hành lang kinh tế Đông - Tây, vùng động lực sân bay - cảng biển, hình thành chuỗi đô thị - du lịch - dịch vụ ven biển đồng bộ và hiện đại.
Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Võ Đắc Hóa cho hay, năm 2025 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, huyện Gio Linh xác định mục tiêu trọng tâm là phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển, đưa địa phương trở thành trung tâm vùng duyên hải phía Bắc tỉnh Quảng Trị.
Theo kế hoạch, huyện sẽ đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng, sản xuất thủy sản gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực xây dựng thương hiệu. Về du lịch, huyện tiếp tục khai thác hệ sinh thái biển đảo, du lịch tâm linh - lịch sử, xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng tại Gio Hải, Trung Giang, Gio An, tăng cường kết nối với các tour - tuyến trọng điểm của tỉnh.
Cùng với đó, huyện Gio Linh chủ trương nâng cao chất lượng đô thị Cửa Việt - trung tâm ven biển phía Đông, kết nối chặt chẽ với các cảng biển và sân bay trong tương lai. Tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp - thương mại - logistics ven biển, phát huy tối đa lợi thế về giao thông, cảng biển, hạ tầng và con người.
Ngày thống nhất đất nước 30/4/1975 là dấu mốc không chỉ khép lại trang sử chiến tranh khốc liệt mà còn mở ra hành trình kiến thiết quê hương đầy gian khó và kỳ vọng. Với Gio Linh, mỗi chặng đường đều mang theo dấu ấn của máu xương, của ý chí vượt khó, của lòng trung kiên và khát vọng hòa bình, phát triển. Kinh tế biển, với vị trí chiến lược và vai trò trụ cột, sẽ là cánh buồm lớn đưa Gio Linh vươn xa, xứng đáng là vùng đất anh hùng, bản lĩnh, nghĩa tình.
Trần Tuyền
QTO - Năm 2025, mùa nắng nóng bắt đầu sớm hơn mọi năm, tình hình thời tiết trên biển thuận lợi cho ngư dân vào vụ cá Nam sớm hơn bình thường và có khả năng...
QTO - Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã tập trung chỉ đạo các địa phương phát huy tiềm năng, thế mạnh,...
QTO - Những ngày này, Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4...
QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...
QTO - “Xây dựng nông thôn mới (NTM) là xây dựng quê hương. Mà quê hương là của mình thì chính mình phải lo trước!”, chia sẻ mộc mạc của Trưởng thôn Lam...
QTO - Có thể thấy trong thời gian tới, các doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Trị tiếp tục có nhiều cơ hội thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các...
QTO - 50 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất nước nhà và 35 năm lập lại tỉnh Quảng Trị, ngành công thương đã có những bước chuyển mình...
QTO - Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày huyện Gio Linh hoàn toàn giải phóng, mảnh đất từng chịu bao đau thương, mất mát của chiến tranh nay đã vươn...
QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...
QTO - Hơn 1 năm nay, giá bò hơi trên thị trường giảm mạnh và chưa có chiều hướng cải thiện. Điều này khiến người chăn nuôi bò vỗ béo ở Hướng Hóa gặp nhiều...
QTO - Suối Tà Puồng vào mùa khô bắt đầu cạn nước, trơ ra những bãi đá qua tháng năm bị dòng nước bào mòn, điểm xuyết ít rêu xanh đẹp tựa tranh vẽ. Cũng có...
QTO - Là loài thủy cầm nhưng vịt rất mẫn cảm với môi trường nước bị ô nhiễm và chất thải chăn nuôi. Do đó, những năm gần đây, người chăn nuôi tìm tòi cải...