{title}
{publish}
{head}
Cuộc sống của nhiều hội viên phụ nữ vùng cao Đakrông đã đổi thay tích cực kể từ khi tham gia mô hình tiết kiệm vốn vay thôn, bản (TKVVTB). Chị em biết cách tiết kiệm, sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, nhờ đó kinh tế gia đình ngày càng khởi sắc; vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội cũng được nâng cao.
Nguồn vốn vay tiết kiệm do phụ nữ đóng góp được cất giữ trong “két 3 ổ khóa” - Ảnh: T.P
Chị Hồ Thị Dực (sinh năm 1982), sống tại thôn Tà Rụt 2, xã Tà Rụt, huyện Đakrông từng không biết đến khái niệm “tiết kiệm” hay “chi tiêu có kế hoạch” là gì. Thế nên dù rất chăm chỉ làm việc song hoàn cảnh của gia đình chị cứ mãi luẩn quẩn trong khó khăn và đói nghèo. Mãi đến khi có cơ hội tham gia vào nhóm Phương Hồng, một nhóm TKVVTB thuộc thôn Tà Rụt 2, được hướng dẫn cách chi tiêu hợp lý, được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, cuộc sống của gia đình chị mới dần ổn định hơn.
Cách đây 4 năm, chị Dực vay vốn ưu đãi từ nguồn quỹ tiết kiệm mua 1 con bò. Qua quá trình chăm sóc, đến nay bò đã sinh sản lên thành 6 con. Đầu năm 2024, chị được hỗ trợ vay thêm 1,5 triệu đồng để mua gà, vịt, mở rộng việc chăn nuôi.
“Ngày trước vì không biết tiết kiệm nên cứ làm ra đồng nào là vợ chồng tôi tiêu đồng ấy. Sau này được cán bộ, hội viên hướng dẫn, chúng tôi đã biết cách dùng tiền hiệu quả. Không những thế, tôi còn được vay vốn để chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Giờ đây, tôi không còn lo “thiếu trước, hụt sau” mỗi khi con cái cần tiền đóng học phí hay trong nhà có người đột ngột ốm đau”, chị Dực chia sẻ.
Không riêng chị Dực, kể từ khi ra đời vào năm 2009 đến nay, mô hình TKVVTB đã giúp rất nhiều hội viên phụ nữ tại xã Tà Rụt dần thay đổi nhận thức, tư duy về cách tiết kiệm, chi tiêu tiền hợp lý, hiệu quả. Từ vài nhóm hoạt động với số vốn tiết kiệm ít ỏi, hiện toàn xã đã có khoảng 58 tổ, nhóm TKVVTB, thu hút sự tham gia của 1.234 hội viên với tổng số tiền tiết kiệm trên 1 tỉ đồng, tiền quỹ xã hội khoảng 15 triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên về cách thức hoạt động của mô hình, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Rụt Hồ Thị Hoa cho biết, các tổ, nhóm TKVVTB được thành lập theo chu kỳ hoạt động từ 9 đến 12 tháng, số lượng tham gia từ 10 - 25 người có khả năng tiết kiệm cùng nhau và vay các khoản vốn nhỏ từ nguồn này. Các tổ sẽ bầu ra ban quản lý bao gồm tổ trưởng, thư ký, người đếm tiền và người giữ hòm tiền.
Để đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng và minh bạch về tài chính, nhóm sẽ có 3 người giữ chìa khóa hòm đựng tiền, khi được sự nhất trí, đồng thuận của các thành viên trong nhóm thì mới được sử dụng nguồn vốn tiết kiệm. Thông thường tại các cuộc giao dịch, mỗi thành viên đóng tối thiểu từ 1 đến 5 con dấu, có trị giá 50.000 đồng/dấu vào sổ tiết kiệm. Số tiền này được sử dụng để hội viên vay vốn quay vòng phát triển kinh tế gia đình với lãi suất ưu đãi.
Đa số các chị em được vay vốn đầu tư vào phát triển kinh tế, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ và thu lợi nhuận chỉ trong vòng từ 2 - 3 tháng. Nhờ vào nguồn vốn được vay, nhiều phụ nữ địa phương đã có thêm cơ hội việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập. Song song với đó, chị em còn đóng góp từ 10.000 - 20.000 đồng vào quỹ xã hội dùng để thăm hỏi, động viên khi các hội viên, phụ nữ ốm đau, gặp khó khăn.
“Thông qua tổ, nhóm TKVVTB, các thành viên được nâng cao kiến thức về quản lý tài chính hộ gia đình, tạo thói quen tiết kiệm. Từ đó giúp cho các hộ nghèo có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình, dễ dàng vượt qua khó khăn ban đầu khi việc mua cây giống, vật nuôi, phân bón với lãi suất thấp”, chị Hoa nói.
Được biết, huyện Đakrông là địa phương đầu tiên trong tỉnh triển khai mô hình TKVVTB từ sự hỗ trợ của Dự án Plan với mục tiêu tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm giảm nghèo bền vững. Lúc mới đi vào hoạt động, nhiều chị em vùng bản còn ái ngại không dám tham gia vì họ cho rằng tiền sinh hoạt hằng ngày đã khó khăn thì lấy đâu ra tiền để tiết kiệm.
Tuy nhiên, qua tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tận tình của cán bộ hội phụ nữ các cấp, các hội viên dần nắm bắt được mục đích, quy trình hoạt động cũng như lợi ích mà mô hình mang lại nên tham gia đông hơn. Nhờ vậy, nguồn vốn tiết kiệm ở các nhóm ngày càng tăng, giúp nhiều hội viên có điều kiện mở rộng chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao thu nhập gia đình.
Hiện toàn huyện có 277 nhóm, tổ TKVVTB, có sự tham gia của gần 5.500 hội viên với tổng số vốn gần 6 tỉ đồng. Đánh giá về hiệu quả của mô hình, Chủ tịch Hội LHPN Đakrông Nguyễn Thị Ty cho hay: Những kết quả trong suốt 15 năm qua đã khẳng định tính hiệu quả, phù hợp của mô hình đối với địa bàn vùng khó như Đakrông.
Từ các tổ, nhóm TKVVTB đã tạo nguồn vốn cho vay sẵn có tại địa phương để các thành viên dễ dàng tiếp cận, sử dụng nguồn vốn trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, giúp chị em học được cách tiết kiệm, tính toán chi tiêu vay vốn đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình.
“Nhờ có nguồn vốn kịp thời, chị em có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Mô hình TKVVTB chính là một hình thức hỗ trợ trao quyền cho người nghèo, nhất là phụ nữ vùng cao hành động để đưa chính mình thoát nghèo; khuyến khích thói quen tiết kiệm, tính toán và quản lý chi tiêu trong gia đình cho các thành viên.
Mặt khác, thông qua mô hình này, hội viên phụ nữ đồng bào DTTS có điều kiện được tiếp cận kiến thức xã hội, kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con, xây dựng gia đình hạnh phúc...”, bà Ty nói.
Trúc Phương
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, thời gian qua,...
QTO - Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị...
QTO - Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở...
QTO - Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì...
QTO - Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo...
QTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 104 cây cầu xuống cấp. Đây là thực trạng đáng lo ngại trong đảm bảo an toàn, thông suốt giao thông phục vụ phát...
QTO - Ngày 15/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc công nhận huyện Triệu Phong đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Nhằm tiếp tục củng cố, duy...
QTO - Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự là một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất, Do...
QTO - Quảng Trị là một trong những tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung hằng năm phải chịu tác động và thiệt hại lớn từ bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu,...
QTO - Nhiều năm qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Trị cùng các sở, ngành, cơ quan chức năng liên quan đã triển khai các dự án trồng rừng ngập mặn nhằm...